Cơ cấu tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được quy định như thế nào?
Mới đây ngày 15/6/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Vị trí và chức năng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định:
Điều 1.Vị trí và chức năng
1. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
2. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình internet)
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định:
Cơ cấu tổ chức Chi cục
1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực gồm:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính - Đào tạo;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Quản lý hạ tầng;
d) Đội Thanh tra - An toàn (Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I có 05 đội Thanh tra - An toàn, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III có 04 đội Thanh tra - An toàn).
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực được quy định cụ thể theo nội dung trình bày trên đây.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 723/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đường thủy nội địa, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm.
2. Tham gia thực hiện các chương trình, dự án, đề án, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án và cơ chế chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
4. Quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
5. Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa khi được Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ủy quyền.
7. Tham gia quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trên phương tiện thủy nội địa theo quy định.
9. Tham gia, phối hợp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm, cứu nạn trên đường thủy nội địa quốc gia; phòng chống khủng bố, gian lận thương mại theo quy định.
10. Tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó biến đổi khí hậu trong hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
11. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, cập nhật quản lý cơ sở dữ liệu theo phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
12. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục.
13. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính của đơn vị theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
14. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản, phương tiện, ngân sách Nhà nước được giao; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động của Chi cục và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
16. Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực bao gồm các nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng với người có tài sản đấu giá làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá thì có vi phạm pháp luật không?
- Đã có Thông tư 72 2024 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- Trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng ra sao?
- Người đang là công chức có thể là nhân viên đại lý thuế hay không? Nhân viên đại lý thuế phải tốt nghiệp đại học các chuyên ngành nào?