Bộ Tài chính hướng dẫn tổng hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
- Tổng hợp và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hướng dẫn như thế nào?
- Tổng hợp nội dung báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
- Khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần tập trung vào các chỉ tiêu nào?
Tổng hợp và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hướng dẫn như thế nào?
Ngày 11/5/2022, Bộ Tài chính ban hành Công văn 4168/BTC-TCDN ngày 11/5/2022 về việc tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2021 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hướng có hướng dẫn như sau:
- Đối tượng tổng hợp: BCTC năm 2021 (lập ngày 30/9/2021, ngày 31/12/2021, ngày 31/3/2022, ngày 30/6/2022) của các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại doanh nghiệp.
- Nội dung báo cáo:
+ Báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn tại công văn số 4363/BTC TCDN ngày 01/4/2016 của Bộ Tài chính (Đính kèm theo công văn trên).
+ Đồng thời, bổ sung thêm thông tin về số doanh nghiệp còn hoạt động, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, số doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính năm cho Cục Thuế tính đến ngày 31/12/2021.
- Biểu mẫu báo cáo:
+ Để phục vụ việc triển khai trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đề nghị tổng hợp số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2021 theo biểu mẫu mới' (Phụ lục định kèm), trong đó mã lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tại biểu mẫu tổng hợp theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ (mã ngành cấp 2).
- Thời gian báo cáo:
Để đảm bảo kịp thời trong công tác báo cáo, đề nghị gửi báo cáo về Bộ Tài chính chậm nhất ngày 31/7/2022, đồng thời cập nhật số liệu, báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua địa chỉ website: https://taichinhdoanhnghiep.mof.gov.vn.
Bộ Tài chính hướng dẫn tổng hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Tổng hợp nội dung báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Theo Mục III Công văn 4363/BTC-TCDN năm 2016 do Bộ Tài chính ban hành ngày 01/4/2016 vế việc hướng dẫn tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI năm 2015 có quy định việc tổng hợp báo cáo tài chính như sau:
- Cách thức tổng hợp một số nội dung:
+ Về mã quốc gia, vùng lãnh thổ của nhà đầu tư trong doanh nghiệp FDI: Mã các quốc gia và vùng lãnh thổ đã được xây dựng trên cơ sở danh mục 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư với Việt Nam đến thời điểm ngày 31/12/2015 (chi tiết gửi kèm bản mềm Biểu mẫu tổng hợp); Trường hợp doanh nghiệp FDI được thành lập tại Việt Nam do các nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều hơn một quốc gia, vùng lãnh thổ, đề nghị ghi chú chi tiết tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư từ mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào doanh nghiệp FDI.
Đề nghị các Sở Tài chính khai thác thông tin tại mục 1 Thuyết minh BCTC của doanh nghiệp và/hoặc phối hợp với cơ quan đầu tư trên địa bàn (Sở Kế hoạch và Đầu tư và/hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để có thông tin về quốc tịch của nhà đầu tư trong doanh nghiệp FDI).
+ Về mã lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp FDI: Mã lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh được xây dựng trên cơ sở 29 lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (chi tiết gửi kèm bản mềm Biểu mẫu tổng hợp).
Đối với BCTC được tổng hợp trên cơ sở bản cứng gửi về Sở Tài chính: Đề nghị các Sở Tài chính khai thác thông tin tại mục 1 Thuyết minh BCTC của doanh nghiệp và/hoặc phối hợp với cơ quan đầu tư trên địa bàn (Sở Kế hoạch và Đầu tư và/hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để có thông tin về quốc tịch của chủ đầu tư doanh nghiệp).
Đối với BCTC được tổng hợp trên cơ sở bản mềm Cục Thuế kết xuất, cung cấp: Đề nghị Sở Tài chính khớp lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trên dữ liệu Cục Thuế cung cấp trên cơ sở Bảng đối chiếu giữa mã ngành kinh tế quốc dân trên dữ liệu của Cục Thuế và 29 mã lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh quy chiếu của Bộ Tài chính (chi tiết gửi kèm bản mềm Biểu mẫu tổng hợp).
+ Về số liệu nộp NSNN: Tổng hợp chi tiết số thu nội địa theo từng doanh nghiệp vào Biểu 03/TH; Riêng đối với số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đề nghị bổ sung thông tin về tổng số đã nộp trong năm tại báo cáo bằng văn bản (nếu thu thập được thông tin).
- Đề nghị Sở Tài chính kết hợp rà soát, đối chiếu và tổng hợp dữ liệu BCTC bản cứng do doanh nghiệp FDI nộp trực tiếp về Sở Tài chính và dữ liệu BCTC của Cục Thuế kết xuất, cung cấp.
- Sau khi có số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp trên địa bàn, Sở Tài chính tiến hành tính toán các chỉ tiêu tổng hợp theo tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, theo nhóm lĩnh vực kinh doanh để phục vụ phân tích (công thức tính toán phục vụ phân tích được thiết kế sẵn tại các Biểu mẫu tổng hợp).
Theo đó, Sở Tài chính sẽ tổng hợp các nội dung về mã quốc gia, mã lĩnh vưc của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng hợp số thu nội địa của từng doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung thông tin tổng số thuế xuất nhập khẩu đã nộp trong năm. Sau khi có số liệu thì Sở Tài chính tiến hành tính toán các chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
Khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần tập trung vào các chỉ tiêu nào?
Theo tiểu mục 3 Mục I Công văn 4363/BTC-TCDN năm 2016 do Bộ Tài chính ban hành ngày 01/4/2016 vế việc hướng dẫn tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI năm 2015 có quy định về các chỉ tiêu khi phân tích báo cáo tài chính:
(1) Phân tích biến động về vốn, tài sản, mở rộng quy mô (doanh thu):
- Biến động tăng giảm về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trên địa bàn và từng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
- Biến động về doanh thu (tốc độ mở rộng quy mô sản xuất và thị trường) của các doanh nghiệp trên địa bàn và từng ngành nghề. Đặc biệt chú ý nhóm doanh nghiệp bị lỗ lũy kế, lỗ mất vốn.
(2) Phân tích khả năng thanh toán:
- Khả năng thanh toán tổng quát qua các năm theo từng lĩnh vực thông qua hệ số thanh toán tổng quát:
- Khả năng thanh toán hiện thời qua các năm theo từng lĩnh vực thông qua hệ số thanh toán hiện thời:
- Khả năng thanh toán nhanh qua các năm theo từng lĩnh vực thông qua hệ số thanh toán nhanh:
(3) Phân tích cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản:
(4) Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời:
Theo đó, chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính sẽ tập trung vào phân tích khả năng thanh toán, phân tích cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản, phân tích biến động về vốn, tài sản, mở rộng quy mô, phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?