Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng mới nhất 2024? Có mấy quy tắc ứng xử trên không gian mạng?

Cho tôi hỏi: Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng mới nhất 2024? Có mấy quy tắc ứng xử trên không gian mạng? - Câu hỏi của chú B.P (Cần Thơ)

Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng có mấy quy tắc?

Căn cứ Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Theo đó, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng) gồm có 05 quy tắc. Trong đó 01 quy tắc chung và 04 quy tắc áp dụng cho:

- Tổ chức, cá nhân;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước;

- Các cơ quan nhà nước;

- Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội.

Quy tắc ứng xử chung trên không gian mạng bao gồm:

- Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

- Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng mới nhất 2024? Có mấy quy tắc ứng xử trên không gian mạng?

Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng mới nhất 2024? Có mấy quy tắc ứng xử trên không gian mạng? (Hình từ internet) 

Quy tắc ứng xử trên không gian mạng cho tổ chức, cá nhân như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, quy tắc ứng xử trên không gian mạng cho tổ chức, cá nhân bao gồm:

- Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

- Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

- Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

- Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

- Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

- Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước phải tuân theo quy tắc ứng xử trên không gian mạng nào?

(1) Đối với cán bộ công chức viên chức

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:

Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung quy định tới Điều 4 của Bộ Quy tắc này.
2. Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
3. Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân theo quy tắc ứng xử trên không gian mạng nêu trên.

(2) Đối với các cơ quan nhà nước

Quy tắc ứng xử trên không gian mạng đối với các cơ quan nhà nước được xác định tại Điều 6 Bộ Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021.

Cụ thể như sau:

- Thực hiện nội dung quy định cho cơ quan, tổ chức nêu tại Điều 4 của Bộ Quy tắc này.

- Có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của cơ quan, tổ chức bị mất quyền kiểm soát hoặc bị giả mạo.

- Cung cấp thông tin trên mạng xã hội đồng bộ, thống nhất với thông tin đã được cung cấp trên các phương tiện truyền thông chính thống khác.

- Nên có phản hồi những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình.

Quy tắc ứng xử trên không gian mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng mới nhất 2024? Có mấy quy tắc ứng xử trên không gian mạng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy tắc ứng xử trên không gian mạng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,478 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy tắc ứng xử trên không gian mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào