Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án? Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5?
Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án? Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5?
Có thể tham khảo bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án, Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5 có đáp án dưới đây:
Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án
(1) Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học - Lớp 1
Câu 1: Lá cờ Việt Nam có màu gì?
A. Xanh
B. Vàng
C. Đỏ
Câu 2: Con vật nào có lợi?
A. Mèo
B. Chuột
C. Muỗi
Câu 3: Giải toán có lời văn theo mấy bước?
A. 3 bước
B. 5 bước
C. 4 bước
Câu 4: Cần làm gì để bảo vệ răng?
A. Ăn kẹo trước khi đi ngủ.
B. Không đánh răng.
C. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
Câu 5: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước theo mấy bước?
A. 3 bước
B. 2 bước
C. 4 bước
Câu 6: Khi đi bộ em cần đi như thế nào là đúng?
A. Đi giữa lòng đường
B. Đi lề đường bên trái
C. Đi lề đường bên phải
Câu 7: Lớp 1 được học bao nhiêu chữ số?
A. 99 chữ số
B. 100 chữ số
C. 50 chữ số
Câu 8: Răng trẻ em gọi là răng?
A. Răng sữa
B. Răng giả
C. Răng khôn
Câu 9: Tiếng có mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
Câu 10: Khi đi học em cần ăn mặc như thế nào?
A. Gọn gàng
B. Sạch sẽ
C. Gọn gàng, sạch sẽ
(2) Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học - Lớp 2
Môn Tự nhiên và xã hội:
Câu 1: Bộ phận nào không thuộc cơ quan tiêu hóa?
A. Dạ dày
B. Ruột non
C. Ruột già
D. Não
Câu 2: Ăn chậm, nhai kĩ có lợi gì?
A. Không sâu răng
B. Tỉnh táo, minh mẫn.
C. Cung cấp nhiều Vitamin cho cơ thể.
D. Tránh bị nghẹn và hóc xương. Thức ăn được nghiền nát tốt hơn.
Câu 3: Thế nào là ăn uống đầy đủ?
A. Hàng ngày, ăn đủ ba bữa chính, uống đủ nước, mỗi bữa ăn đủ no.
B. Ăn uống một cách cân bằng các thức ăn khác nhau mà cơ thể cần.
C. Chỉ ăn cơm không ăn thức ăn.
D. Cả hai ý A và B đúng.
Toán, Tiếng Việt
Câu 1: Chữ đầu tiên trong bảng chữ cái là chữ nào?
Đáp án: A
Câu 2: Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
A. 98
B. 99
C. 100
Câu 3: Con cua có mấy càng?
Đáp án: 2
Câu 4: Ông bảo vệ trường em tên là ……
Đáp án: ..............
Câu 5: Con vật có cái vòi dài là con gì?
Đáp án: Voi
Câu 6: Thủ đô của nước ta là gì?
A. Đà Nẵng
B. Hà Nội
C. Hải Phòng
Câu 7: Một năm bắt đầu bằng mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa thu
C. Mùa đông
Câu 8: 7 giờ tối còn được gọi là …. giờ?
Đáp án: 19 giờ
Câu 9: Em đang làm việc nhà giúp mẹ thì có bạn đến rủ đi chơi, em sẽ làm gì?
A. Em nhờ mẹ làm giúp rồi đi chơi với bạn
B. Bỏ việc không làm nữa và đi chơi với bạn
C. Bảo bạn đợi, làm xong việc rồi đi chơi với bạn.
Câu 10: Đèn tín hiệu giao thông gồm mấy màu?
A. 2 màu
B. 3 màu
C. 4 màu
....
>> TẢI VỀ Trọn bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án.
*Trên đây là thông tin tham khảo bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án, Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5 có đáp án!
Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án? Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5? (Hình ảnh Internet)
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(iii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 3 4 2025? Con số may mắn thu tài hút lộc cho 12 cung hoàng đạo 3 4 2025?
- Viên chức bị xử lý kỷ luật và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì ảnh hưởng như nào đến chế độ tiền lương?
- Phương án cung cấp điện cho trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu điện năng tại địa phương trong tháng tới được quy định ra sao?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
- 3+ Nghị luận xã hội về ước mơ hoài bão? Lập dàn ý? Quan điểm xây dựng chương trình Môn Ngữ Văn hiện nay như thế nào?