Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025? Tải mẫu ở đâu?
Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025? Tải mẫu ở đâu?
Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025 là mẫu 2, 5, 8 tại Phụ lục 2 quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể:
tải Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025 - Dùng cho lớp 1, 2
tải Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025 - Dùng cho lớp 3
tải Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025 - Dùng cho lớp 4, 5
HƯỚNG DẪN GHI BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA LỚP
1. Phần tiêu đề
Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1, 4 và 7 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kỳ I hay giữa học kỳ II.
2. Phần “Môn học và hoạt động giáo dục”
- Đối với mẫu 1 và 4: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
- Đối với các mẫu còn lại:
+) Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
+) Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
3. Phần “Phẩm chất chủ yếu” và “Năng lực cốt lõi”
Trong cột tương ứng với từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù): ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".
4. Phần “Đánh giá kết quả giáo dục”, “Khen thưởng”, “Chưa được lên lớp” (trong mẫu 3, 6 và 9)
Đánh dấu "X" vào các ô tương ứng với mức đạt được về đánh giá kết quả giáo dục của từng học sinh và đối với mỗi học sinh được khen thưởng, chưa được lên lớp.
5. Phần “Ghi chú”
Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;...
Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025? Tải mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:
(1) Nội dung đánh giá
(i) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(ii) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
(2) Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
(i) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
(ii) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
(iii) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
(iv) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Tòa án? Di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia như thế nào?
- Có cần phải xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư nếu chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu không?
- Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?
- Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV?