Áp dụng các biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?

Quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?- Thu Hằng (Bắc Ninh)

Những quy định nào về thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, định nghĩa người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 bao gồm:

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.
2. Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
4. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.

Những chính sách của Nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.

- Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Các biện pháp phi thuế quan hiện nay là gì?

Các biện pháp phi thuế quan được hiểu là cách gọi một cách tổng quát những biện pháp do chính phủ đặt ra để hạn chế nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo vệ thị trường trong nước, bao gồm những biện pháp kinh tế, pháp luật, kỹ thuật và hành chính. Những biện pháp phi thuế quan sẽ được chia thành hai loại là: trực tiếp và gián tiếp.

Một số biện pháp phi thuế quan phổ biến hiện nay:

- Rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT);

- Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS);

- Đối với hàng thủy sản: (1) Quy định đối với sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm; (2) Tiêu chuẩn của EU về quản lý chất lượng; (3) Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi (ISO 14000, EMAS, IUU, quy định của EU về trách nhiệm xã hội);

- Yêu cầu kỹ thuật chủ yếu đối với hàng da giày: Quy định EC/1907/2006 (REACH) về đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hóa chất, liên quan đến sản phẩm dệt may, da giày và phụ kiện; Chỉ thị về gắn nhãn cho hàng da giày (94/11/EC); Quy định EC/1007/2011 về tên xơ dệt và nhãn thành phần xơ dệt; Chỉ thị 94/62/EC về bao bì và chất thải từ bao bì, trong đó quy định nồng độ tối đa kim loại năng thải ra; Chỉ thị về thiết kế thiết bị bảo hộ (89/689/EEC);

- Bộ tiêu chuẩn MRLs Đối với hàng nông sản.

Quy định pháp luật về áp dụng biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Quy định về áp dụng biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ghi nhận tại Hiệp đinh SPS - Hiệp định áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật như sau:

Các Thành viên:
Khẳng định rằng không Thành viên nào bị ngăn cấm thông qua hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật, với yêu cầu là các biện pháp này không được áp dụng để tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên có cùng điều kiện như nhau hoặc để dẫn đến sự hạn chế thương mại quốc tế;
Mong muốn cải thiện sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật và tình hình vệ sinh thực vật tại tất cả các Thành viên;

Theo đó, không ngăn cấm thành viên tham gia Hiệp đinh SPS thông qua hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống của cong người, động vất và thực vật với yêu cầu à các biện pháp này không được áp dụng để tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên có cùng điều kiện như nhau hoặc để dẫn đến sự hạn chế thương mại quốc tế.

Do đó, có thể áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng.

Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên tham gia Hiệp đinh SPS được quy định tại Điều 2 Hiệp đinh SPS như sau:

- Các Thành viên có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp đó không trái với các điều khoản của Hiệp định này.

- Các Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp vệ sinh động-thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật và dựa trên các nguyên tắc khoa học và không được duy trì thiếu căn cứ khoa học xác đáng, trừ khi như được nêu tại khoản 7 của Điều 5.

- Các Thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động-thực vật của họ không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên khi có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau, kể cả các điều kiện giữa lãnh thổ của họ và lãnh thổ các Thành viên khác. Các biện pháp vệ sinh động-thực vật phải được áp dụng mà không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

- Các biện pháp vệ sinh động-thực vật tuân thủ các điều khoản liên quan của Hiệp định này dược coi là phù hợp với các nghĩa vụ của các Thành viên theo các quy định của GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật, đặc biệt là các quy định của Điều XX(b).

>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến Người tiêu dùng Tải

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người tiêu dùng có phải đóng án phí khi khiếu nại tổ chức cá nhân kinh doanh không?
Pháp luật
Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
Pháp luật
Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
Pháp luật
Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ không có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng có đúng không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
Pháp luật
Người nổi tiếng trên mạng xã hội có phải thông báo cho người dùng việc mình được tài trợ PR sản phẩm không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự có phải chịu án phí không?
Pháp luật
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động nào theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm? Khách hàng là người tiêu dùng có những quyền gì?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập có được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
11,097 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào