Ô tô bị cháy trong thời hạn bảo hành thì hãng xe có trách nhiệm bồi thường không? Thời hạn bảo hành được tính từ thời điểm nào?
Ô tô bị cháy trong thời hạn bảo hành thì hãng xe có trách nhiệm bồi thường không?
Ô tô bị cháy trong thời hạn bảo hành thì hãng xe có trách nhiệm bồi thường không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành như sau:
Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành
1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Theo quy định trên thì trong thời hạn bảo hành mà có thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật thì bên mua hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trường hợp trong thời hạn bảo hành mà ô tô bị cháy gây thiệt hại mà nguyên nhân là do khuyết tật về kỹ thuật của ô tô gây ra thì bên mua có quyền yêu cầu hãng xe (nếu hãng xe là bên bán) bồi thường thiệt hại.
Lưu ý:
- Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua.
- Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Thời hạn bảo hành xe ô tô được tính từ thời điểm nào?
Căn cứ vào 446 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn bảo hành xe ô tô như sau:
Nghĩa vụ bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành xe ô tô được tính từ kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận xe ô tô.
Nguyên tắc và chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định mới nhất như thế nào?
Theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì các nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm:
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Cũng tại Điều 7 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và phát huy sự chủ động trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích, tôn vinh người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan, tổ chức có liên quan; khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa công tác tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, hướng dẫn kỹ năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đa dạng hóa các kênh phân phối hiện đại, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nâng cao đạo đức kinh doanh, hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và bền vững; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động sau đây:
+ Khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, lưu thông, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công nghệ thân thiện môi trường hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao lợi ích của người tiêu dùng;
+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ tiên tiến, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để sản xuất, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
+ Tham gia chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững của khu vực và thế giới.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Điều cần lưu ý khi đi xem diễu binh diễu hành ngày 30 tháng 4 kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
- Kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài bao nhiêu năm? Xe tăng mang số hiệu bao nhiêu húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập?
- 04 điểm bắn pháo hoa Quảng Ninh 30 4 2025 tại TP Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả? Lịch bắn pháo hoa Quảng Ninh 30 4 2025?
- Lịch cấm đường 26 4 TP HCM từ mấy giờ? Chi tiết lịch cấm đường ngày 26 tháng 4 tại TP HCM?
- Thông tư 16/2025/TT-BTC quy định mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp năm 2025 như thế nào?