63 ĐVHC cấp tỉnh, số ĐVHC có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn theo Tờ trình 624 là nguyên nhân ban hành NQ sắp xếp ĐVHC?

63 ĐVHC cấp tỉnh, số ĐVHC có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn theo Tờ trình 624 là nguyên nhân ban hành NQ sắp xếp ĐVHC?

63 ĐVHC cấp tỉnh, số ĐVHC có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn theo Tờ trình 624 là nguyên nhân ban hành NQ sắp xếp ĐVHC?

Bộ Nội vụ ban hành Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính tại đây

Tại mục I Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 nêu rõ như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT
...
2. Mặc dù vậy, đến nay việc tổ chức các ĐVHC ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Số ĐVHC có quy mô nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số còn nhiều, số lượng 63 ĐVHC cấp tỉnh là lớn so với diện tích của tự nhiên của Việt Nam. Việc duy trì các ĐVHC có quy mô nhỏ dẫn đến làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng của các địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng lớn cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thu hút các nhà đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ quy mô lớn. Trong khi đó, thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số, nhiều hoạt động hành chính truyền thống đã được số hoá và triển khai thực hiện trên môi trường mạng giúp thực hiện giải quyết thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
...
Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, việc Chính phủ xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC là cần thiết.

Theo đó, mặc dù vậy, đến nay việc tổ chức các ĐVHC ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó:

+ Số ĐVHC có quy mô nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số còn nhiều

+ Số lượng 63 ĐVHC cấp tỉnh là lớn so với diện tích của tự nhiên của Việt Nam.

Việc duy trì các ĐVHC có quy mô nhỏ dẫn đến làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng của các địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng lớn cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thu hút các nhà đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ quy mô lớn.

Đó là một trong những nguyên nhân xây dựng Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC.

63 ĐVHC cấp tỉnh, số ĐVHC có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn theo Tờ trình 624 là nguyên nhân ban hành NQ sắp xếp ĐVHC?

63 ĐVHC cấp tỉnh, số ĐVHC có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn theo Tờ trình 624 là nguyên nhân ban hành NQ sắp xếp ĐVHC? (Hình từ Internet)

Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, xã như sau:

(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã như sau:

- Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Sáp nhập tỉnh
Sáp nhập xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết luận 130 và Kết luận 137 của Bộ Chính trị: đâu là căn cứ hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã báo cáo BCHTW Đảng tại Hội nghị lần thứ 11?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 thì người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh, xã 2025: Cán bộ công chức viên chức dự kiến được sắp xếp, bố trí thế nào?
Pháp luật
34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến gồm có những tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
Pháp luật
Tờ trình sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc Hội, UBTVQH theo Dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC được thẩm tra khi nào?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc hội và UBTVQH dự kiến hoàn thành khi nào? Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, xã dự kiến có nội dung gì?
Pháp luật
23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
Pháp luật
Chế độ thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách dôi dư do sáp nhập xã 2025 có mức trợ cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 thì tỉnh nào trở thành thành phố trực thuộc Trung ương? Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025?
Pháp luật
Sáp nhập còn 34 tỉnh thành mới nhất 2025: Các tỉnh thành sáp nhập 2025 có vị trí địa lý liền kề nhau đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
20 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh Sáp nhập xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào