Hồ sơ và thủ tục để tàu hàng xuất cảnh tại cảng biển được thực hiện như thế nào? Không làm thủ tục xuất cảnh nhưng tàu biển tự ý rời cảng bị xử phạt ra sao?

Công ty tôi ký kết hợp đồng xuất khẩu 2000 tấn gạo với đối tác Argentina, phía đối tác yêu cầu xuất khẩu bằng đường hàng hải. Dự kiến tàu sẽ khởi hành tại cảng Cẩm Phả trong 1 tháng tới, trước đây công ty tôi chủ yếu giao kết hợp đồng với các đối tác Trung Quốc nên vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu, nay phía đối tác yêu cầu đường hàng hải nên không biết làm hồ sơ thủ tục để tàu hàng xuất cảnh như thế nào? Mong được tư vấn ạ!

Trước khi tàu rời cảng biển thì có cần làm thủ tục gì không?

Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin liên lạc khác cho Cảng vụ hàng hải biết nội dung Thông báo tàu rời cảng biển theo Mẫu số 57 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Tàu xuất cảnh

Tàu xuất cảnh

Thủ tục tàu biển xuất cảnh được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 90 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định thủ tục tàu biển xuất cảnh như sau:

(1) Người làm thủ tục thực hiện thông báo tàu biển rời cảng biển theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định này.

(2) Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng; riêng tàu chở khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất ngay trước thời điểm tàu biển dự kiến rời cảng, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 48, Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) theo Mẫu số 36 và Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) theo Mẫu số 34;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 47, Bản khai hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 43, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49, Bản khai dự trữ của tàu theo Mẫu số 50, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có) theo Mẫu số 51.

Không áp dụng thủ tục khai báo hải quan đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng và sau đó rời cảng trong cùng một chuyến;

- Nộp cho Kiểm dịch y tế: Giấy khai báo y tế, thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) theo Mẫu số 33, Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) theo Mẫu số 14;

- Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách để thu hồi.

b) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Các giấy chứng nhận của tàu nếu thay đổi so với khi đến, Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nêu có thay đổi so với khi đến), Sổ thuyền viên (nếu có thay đổi thuyền viên), các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách;

- Trình Kiểm dịch y tế: Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm), Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có thay đổi), Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/Chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền (nếu có);

- Trình Kiểm dịch động vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (trong trường hợp nước nhập cảnh tiếp theo yêu cầu).

(3) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu biển theo Mẫu số 58 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp chưa cấp Giấy phép rời cảng phải thông báo và nêu rõ lý do.

(4) Trường hợp tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời cảng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục xuất cảnh theo quy định tại Điều này.

Như vậy, muốn tàu hàng xuất cảnh thì cần làm hai thủ tục sau:

Thứ nhất, thủ tục thông báo tàu rời cảng biển

Thứ hai, thủ tục tàu biển xuất cảnh.

Anh/chị cần lưu ý về thời gian cũng như hồ sơ thực hiện hai thủ tục này để thực hiện cho đúng theo quy định.

Không làm thủ tục xuất cảnh nhưng tàu biển tự ý rời cảng bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh như sau:

"5. Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định hoặc rời cảng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi của tàu thuyền nước ngoài tham gia vận tải nội địa hoặc thực hiện các hoạt động đặc thù khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.

7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khai báo bổ sung và đính chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thanh toán phí, lệ phí hàng hải và các khoản tiền liên quan khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này."

Theo đó, hành vi tàu biển tự ý rời cảng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền tuy theo tổng dung tích tàu mà sẽ bị xử phạt từ 5- 80 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân (theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc thanh toán phí, lệ phí hàng hải và các khoản tiền liên quan khác theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Thủ tục xuất cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công dân Việt Nam xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam có phải có hộ chiếu không? Người điều khiển phương tiện khi xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới phải có các loại giấy tờ gì?
Pháp luật
Hồ sơ và thủ tục để tàu hàng xuất cảnh tại cảng biển được thực hiện như thế nào? Không làm thủ tục xuất cảnh nhưng tàu biển tự ý rời cảng bị xử phạt ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục xuất cảnh
10,415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục xuất cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục xuất cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào