Hồ sơ Tòa án yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện gồm những gì?
- Tòa án làm thủ tục chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện khi nào?
- Hồ sơ Tòa án yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện gồm những gì?
- Khi hoàn thành việc chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài, Tòa án gửi những gì kèm hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện?
Tòa án làm thủ tục chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định như sau:
Chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài và hóa đơn bưu chính, giấy tờ liên quan giữa Tòa án và Cơ quan đại diện
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do đương sự nộp, Tòa án làm thủ tục chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện thông qua ngân hàng nơi Tòa án mở tài khoản. Tòa án thanh toán phí chuyển tiền từ số tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà đương sự đã nộp.
...
Theo quy định trên, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự do đương sự nộp, Tòa án làm thủ tục chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện thông qua ngân hàng nơi Tòa án mở tài khoản.
Tòa án thanh toán phí chuyển tiền từ số tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự mà đương sự đã nộp.
Tống đạt văn bản tố tụng dân sự (Hình từ Internet)
Hồ sơ Tòa án yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định như sau:
Chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài và hóa đơn bưu chính, giấy tờ liên quan giữa Tòa án và Cơ quan đại diện
...
2. Hồ sơ Tòa án yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện được lập theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Bản chụp văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 hoặc điểm a khoản 1 Điều 6 của Thông tư liên tịch này;
c) Bản chụp văn bản quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư liên tịch này.
Như vậy, hồ sơ Tòa án yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện gồm:
- Văn bản yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện được lập theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG;
- Bản chụp văn bản đề nghị Cơ quan đại diện tống đạt văn bản tố tụng;
- Bản chụp văn bản cung cấp thông tin cho Tòa án về tiền cước bưu chính ở nước ngoài và tài khoản của Cơ quan đại diện.
Tải Mẫu Văn bản yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện tại đây: Tải về.
Khi hoàn thành việc chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài, Tòa án gửi những gì kèm hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định như sau:
Chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài và hóa đơn bưu chính, giấy tờ liên quan giữa Tòa án và Cơ quan đại diện
...
3. Sau khi hoàn thành việc chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài, Tòa án gửi kèm 01 bản chụp hóa đơn, chứng từ chuyển tiền của ngân hàng cùng hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện.
Tòa án lưu các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện vào hồ sơ vụ việc.
4. Cơ quan đại diện gửi cho Tòa án hóa đơn bưu chính, văn bản thông báo kết quả thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và giấy tờ liên quan theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư liên tịch này.
5. Cơ quan đại diện, Tòa án và đương sự thực hiện thanh quyết toán tiền cước bưu chính ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, sau khi hoàn thành việc chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài, Tòa án gửi kèm 01 bản chụp hóa đơn, chứng từ chuyển tiền của ngân hàng cùng hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện.
Tòa án lưu các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện vào hồ sơ vụ việc.
Cơ quan đại diện, Tòa án và đương sự thực hiện thanh quyết toán tiền cước bưu chính ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lưu ý: Quy định trên thực hiện hoạt động tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 474, điểm a khoản 6 Điều 477, khoản 2 Điều 479, Điều 480 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đồng thời, không áp dụng đối với các hoạt động tống đạt văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 474, Điều 475 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?