Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại đối với xe máy chuyên dùng cần nộp bản chính hay bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế?
Giấy chứng nhận kiểu loại là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định về Giấy chứng nhận kiểu loại như sau:
Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
...
4. Chứng chỉ chất lượng được hiểu là một trong các văn bản sau: Thông báo miễn kiểm tra chất lượng ATKT & BVMT xe nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông báo miễn), Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT xe nhập khẩu (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận CL); Thông báo không đạt chất lượng ATKT & BVMT nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông báo không đạt); Giấy chứng nhận Thẩm định thiết kế; Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT xe sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận kiểu loại); Giấy chứng nhận Thẩm định thiết kế cải tạo; Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT xe cải tạo.
...
Từ quy định trên thì Giấy chứng nhận kiểu loại là viết tắt của Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT) xe sản xuất, lắp ráp là một loại của chứng chỉ chất lượng.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại đối với xe máy chuyên dùng cần nộp bản chính hay bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định về việc cấp Giấy chứng nhận kiểu loại như sau:
Cấp Giấy chứng nhận kiểu loại
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ kết quả xem xét nội dung hồ sơ quy định tại Điều 11 của Thông tư này, Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình và kết quả đánh giá COP tại cơ sở sản xuất để cấp Giấy chứng nhận kiểu loại cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Dẫn chiếu Điều 11 Thông tư 89/2015/TT-BGTV (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định vè hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại xe như sau:
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại xe
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại xe (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký chứng nhận) bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XIVa ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình;
c) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;
d) Ảnh chụp kiểu dáng; bản thông tin xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ.
Như vậy, hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại đối với xe máy chuyên dùng thì cơ sở sản xuất chỉ cần nộp kèm bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế của sản phẩm không cần phải nộp bản chính.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại cần nộp bản chính hay bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại đối với xe máy chuyên dùng được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định về trình tự thực hiện và cấp Giấy chứng nhận kiểu loại như sau:
Cấp Giấy chứng nhận kiểu loại
...
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
a) Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký chứng nhận: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thực hiện đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định; thông báo tới cơ sở sản xuất về thời gian đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất (trừ trường hợp được miễn đánh giá COP), thời gian thông báo đánh giá COP không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định;
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận, kết quả đánh giá COP để thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm; trường hợp có các nội dung chưa đạt yêu cầu thì thông báo để cơ sở sản xuất hoàn thiện lại.
3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận kiểu loại: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký chứng nhận đầy đủ, phù hợp theo quy định và kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.
Theo đó, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại đối với xe máy chuyên dùng được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận kiểu loại trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bước 2: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký chứng nhận: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cơ sở sản xuất hoàn thiện lại.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thực hiện đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định; thông báo tới cơ sở sản xuất về thời gian đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất (trừ trường hợp được miễn đánh giá COP), thời gian thông báo đánh giá COP không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 3: Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận, kết quả đánh giá COP để thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm; trường hợp có các nội dung chưa đạt yêu cầu thì thông báo để cơ sở sản xuất hoàn thiện lại.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký chứng nhận đầy đủ, phù hợp theo quy định và kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểu loại cho cơ sở sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?