Hạt giống lúa lai F1 là gì? Bố trí thời vụ gieo trồng hạt giống lúa lai F1 dòng bố mẹ như thế nào?
Hạt giống lúa lai F1 là gì?
Hạt giống lúa lai F1 được giải thích tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-1:2023 về Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 1: Hạt giống lúa lai như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt
2.1 Thuật ngữ và định nghĩa
...
2.1.6
Hạt giống lúa lai F1 (Hybrid rice seed)
Hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng mẹ bất dục đực (CMS, TGMS, PGMS) với một dòng bố (R hoặc P) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.1.7
Hạt giống lúa lai 3 dòng (Three-line hybrid rice seed)
Hạt giống lúa thu được khi lai giữa dòng bất dục đực tế bào chất (dòng CMS - còn gọi là dòng A) với dòng phục hồi hữu dục (dòng R).
...
Theo đó, hạt giống lúa lai F1 (Hybrid rice seed) là hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng mẹ bất dục đực (CMS, TGMS, PGMS) với một dòng bố (R hoặc P) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Hạt giống lúa lai F1 là gì? (Hình từ Internet)
Bố trí thời vụ gieo trồng hạt giống lúa lai F1 dòng bố mẹ như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-1:2023 về Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 1: Hạt giống lúa lai thì căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng dòng và đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí thời vụ gieo trồng dòng bố mẹ thích hợp.
- Đối với lúa lai 3 dòng cần căn cứ vào khoảng chênh lệch thời gian từ gieo đến trỗ bông hoặc số lá trên thân chính và tốc độ ra lá giữa hai dòng bố, mẹ của từng tổ hợp lai để xác định thời gian gieo cho phù hợp để mỗi cặp A/B, A/R trỗ bông trùng khớp.
Thời vụ thích hợp đảm bảo giai đoạn lúa phân hóa đòng có nhiệt độ bình quân từ 23°C đến 25°C; khi lúa trỗ bông nhiệt độ trong khoảng từ 23°C đến 32°C, độ ẩm tương đối khoảng từ 70% đến 90%, không có mưa kéo dài, nắng nhẹ, gió nhẹ.
- Đối với lúa lai 2 dòng phải điều chỉnh thời vụ gieo đảm bảo cho giai đoạn mẫn cảm từ cuối bước 4 đến cuối bước 6 có nhiệt độ cao hoặc ngày dài phù hợp cho dòng mẹ bất dục hoàn toàn để sản xuất hạt lai F1, và ngược lại (giai đoạn mẫn cảm từ cuối bước 4 đến cuối bước 6 có nhiệt độ thấp hoặc ngày ngắn phù hợp cho dòng mẹ hữu dục để nhân dòng).
Đồng thời căn cứ vào khoảng chênh lệch thời gian từ gieo đến trỗ hoặc số lá trên thân chính của hai dòng bố mẹ của từng tổ hợp lai để xác định thời vụ gieo cho phù hợp để dòng EGMS và P trỗ bông trùng khớp.
Lưu ý: Ruộng nhân dòng bố, dòng mẹ và sản xuất hạt lai F1 phải được cách ly với các ruộng trồng giống lúa khác theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, điều chỉnh sinh trưởng, phát triển hạt giống bố mẹ lúa lai?
Kỹ thuật chăm sóc, điều chỉnh sinh trưởng, phát triển hạt giống bố mẹ lúa lai được hướng dẫn tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13607-1:2023 về Giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống - Phần 1: Hạt giống lúa lai như sau:
(1) Đối với dòng A, B:
- Khi nhân dòng (A/B) phải cấy xen dòng mẹ A với dòng bố B, khi sản xuất hạt lai F1 (A/R) phải cấy xen dòng mẹ A với dòng bố R theo tỷ lệ hàng bố mẹ phù hợp.
- Muốn có năng suất cao cần điều chỉnh cho dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp.
- Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ: bố trí thời vụ gieo cấy, sử dụng phân bón, các hóa chất chuyên dùng, điều tiết nước hợp lý để điều chỉnh sinh trưởng, phát triển của dòng bố, dòng mẹ.
- Khoảng từ 28 đến 30 ngày trước khi lúa trỗ bông theo dự kiến, tiến hành lấy mẫu thân chinh để kiểm tra bước phân hóa đòng, sau đó cứ 2 ngày đến 3 ngày bóc dòng 1 lần kiểm tra lại.
Để dòng A và dòng B trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là: trong cả quá trình phân hoá đòng, dòng A phải nhanh hom dòng B, R khoảng 1 đến 2 ngày.
- Khi có biểu hiện trỗ bông của dòng A và dòng B, R không trùng khớp cần điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp; điều tiết nước, dùng hoá chất, dùng phân bón. Căn cứ mức độ trỗ bị lệch mà sử dụng từng biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp.
(2) Đối với mẹ là dòng TGMS:
- Khi nhân dòng chỉ gieo cấy riêng dòng EGMS trong khu cách ly, khi sản xuất hạt lai F1 phải cấy xen dòng mẹ EGMS với dòng bố P theo tỷ lệ hàng bố mẹ phù hợp cho từng tổ hợp cụ thể.
- Khoảng từ 28 ngày đến 30 ngày trước khi lúa trỗ bông theo dự kiến, tiến hành lấy mẫu thân chính để kiểm tra bước phân hóa đòng, sau đó cứ 3 ngày bóc đòng 1 lần kiểm tra lại nhằm 2 mục đích:
+ Một là: để dự đoán giai đoạn mẫn cảm có trùng với khoảng nhiệt độ từ 20°C đến dưới 24°C (nhân dòng) hoặc trên 27°C (sản xuất hạt lai F1) hay không.
Nếu sớm hoặc muộn hơn dự đoán phải tiến hành điều chỉnh bằng biện pháp kỹ thuật (tưới nước, bón phân, phun hóa chất chuyên dùng..) nhằm kìm hãm hoặc thúc đẩy quá trình phân hóa đòng đúng thời điểm.
Trường hợp giai đoạn mẫn cảm gặp nhiệt độ cao làm cho dòng TGMS chuyển thành bất dục (nhân dòng) thì có thể dùng nước lạnh để xử lý nhằm giảm nhiệt độ trong ruộng xuống đến dưới ngưỡng chuyển đổi tính dục. Mức nước được tưới sâu từ 10cm đến 12cm, thời gian tưới từ 10 ngày đến 12 ngày.
+ Hai là: để điều chỉnh bố mẹ trỗ bông trùng khớp khi sản xuất hạt lai F1, nếu dự đoán bố mẹ trỗ không trùng khớp thì sử dụng phương pháp điều chỉnh giống như điều chỉnh bố mẹ (A/R) cho lúa lai ba dòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?