Hàm lượng nhựa thực tế là gì? Hàm lượng nhựa thực tế của nhiên liệu hàng không được tính như thế nào?
Hàm lượng nhựa thực tế là gì?
Hàm lượng nhựa thực tế được giải thích tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6593:2010 như sau:
Hàm lượng nhựa thực tế (existent gum)
Phần cặn còn lại sau khi bay hơi của các loại nhiên liệu hàng không mà không có bất kỳ xử lý nào khác.
3.2. Đối với các nhiên liệu không phải nhiên liệu hàng không, sử dụng các thuật ngữ sau:
3.3. Hàm lượng nhựa đã rửa bằng dung môi (solvent washed gum content)
Lượng cặn còn lại sau khi bay hơi (xem 3.4) được rửa bằng heptan và sau đó loại bỏ dung dịch rửa.
3.3.1. Giải thích: Đối với xăng động cơ hoặc xăng không dùng cho hàng không, hàm lượng nhựa đã rửa bằng dung môi chính là hàm lượng nhựa thực tế.
3.4. Hàm lượng nhựa chưa rửa (unwashed gum content)
Lượng cặn còn lại sau khi bay hơi của sản phẩm hoặc thành phẩm khi thử nghiệm mà không có bất kỳ xử lý nào khác.
Như vậy, theo quy định trên thì hàm lượng nhựa thực tế là phần cặn còn lại sau khi bay hơi của các loại nhiên liệu hàng không mà không có bất kỳ xử lý nào khác.
Hàm lượng nhựa thực tế là gì? Hàm lượng nhựa thực tế của nhiên liệu hàng không được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Hàm lượng nhựa thực tế của nhiên liệu hàng không được tính như thế nào?
Hàm lượng nhựa thực tế của nhiên liệu hàng không được tính theo quy định tại tiểu mục 12.1 Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6593:2010 như sau:
Tính kết quả
12.1. Hàm lượng nhựa thực tế của nhiên liệu hàng không được tính như sau:
A = 2000(B - D + X - Y) (2)
12.2. Hàm lượng nhựa đã rửa qua dung môi của xăng động cơ được tính như sau:
S = 2000 (C - D + X - Z) (3)
12.3. Hàm lượng nhựa (U) chưa qua rửa của xăng động cơ được tính như sau:
U = 2000 (B - D + X - Y) (4)
trong đó:
A là hàm lượng nhựa thực tế, tính bằng mg/100 mL;
S là hàm lượng nhựa đã rửa qua dung môi, tính bằng mg/100 mL;
U là hàm lượng nhựa chưa qua rửa, tính bằng mg/100 mL;
B là khối lượng đã ghi ở 11.6 của cốc có chứa mẫu và cặn, tính bằng gam;
C là khối lượng đã ghi ở 11.12 của cốc có chứa mẫu và cặn, tính bằng gam;
D là khối lượng đã ghi ở 11.3 của cốc không chứa mẫu, tính bằng gam;
X là khối lượng đã ghi ở 11.3 của cốc bì, tính bằng gam;
Y là khối lượng đã ghi ở 11.6 của cốc bì, tính bằng gam;
Z là khối lượng đã ghi ở 11.12 của cốc bì, tính bằng gam.
Như vậy, theo quy định trên thì hàm lượng nhựa thực tế của nhiên liệu hàng không được tính theo công thức sau:
A = 2000(B - D + X - Y) (2)
Trong đó:
A là hàm lượng nhựa thực tế, tính bằng mg/100 mL;
B là khối lượng đã ghi ở 11.6 của cốc có chứa mẫu và cặn, tính bằng gam;
D là khối lượng đã ghi ở 11.3 của cốc không chứa mẫu, tính bằng gam;
X là khối lượng đã ghi ở 11.3 của cốc bì, tính bằng gam;
Y là khối lượng đã ghi ở 11.6 của cốc bì, tính bằng gam;
Báo cáo kết quả của nhiên liệu hàng không có hàm lượng thực tế 1 mg/100 mL được quy định như thế nào?
Báo cáo kết quả của nhiên liệu hàng không có hàm lượng thực tế 1 mg/100 mL được quy định tako tiểu mục 13.1 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6593:2010 như sau:
Báo cáo kết quả
13.1. Đối với nhiên liệu hàng không có hàm lượng nhựa thực tế 1 mg/100 mL, biểu thị kết quả chính xác đến 1 mg/100 mL, đó là hàm lượng nhựa thực tế theo TCVN 6593 (ASTM D 381). Làm tròn số theo ASTM E 29 hoặc Phụ lục E của Tiêu chuẩn IP về các phương pháp phân tích và thử nghiệm các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm liên quan. Đối với các kết quả < 1 mg/100 mL, báo cáo là “< 1mg/100 mL".
13.2. Đối với loại nhiên liệu không phải là nhiên liệu hàng không có giá trị hàm lượng nhựa chưa hoặc đã rửa qua dung môi ³ 0,5 mg/100 mL, biểu thị kết quả chính xác đến 0,5 mg/100 mL, đó là hàm lượng nhựa chưa hoặc đã rửa qua dung môi, hoặc cả hai theo TCVN 6593 (ASTM D 381). Làm tròn số theo ASTM E 29 hoặc Phụ lục E của Tiêu chuẩn IP về các phương pháp phân tích và thử nghiệm các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm liên quan. Đối với kết quả < 0,5 mg/100 ml, báo cáo kết quả là “< 0,5 mg/100 mL". Nếu hàm lượng nhựa chưa qua rửa < 0,5 mg/100 mL thì hàm lượng đã qua rửa được báo cáo là “< 0,5 mg/100 mL” (xem 11.8).
13.3. Đối với tất cả các loại nhiên liệu, nếu đã thực hiện công đoạn lọc (xem 11.4) trước khi cho bay hơi, thì sau giá trị bằng số của hàm lượng nhựa cần ghi “đã lọc”.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo kết quả của nhiên liệu hàng không có hàm lượng thực tế 1 mg/100 mL, thì biểu thị kết quả chính xác đến 1 mg/100 mL, đó là hàm lượng nhựa thực tế theo TCVN 6593 (ASTM D 381).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?