Hàm lượng chất bốc của than đá và cốc được xác định là gì? Biểu thị kết quả hàm lượng chất bốc của than đá và cốc?
Hàm lượng chất bốc của than đá và cốc được xác định là gì?
Hàm lượng chất bốc của than đá và cốc được xác định theo Lời giới thiệu Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:2011 (ISO 562:2010) quy định như sau:
Hàm lượng chất bốc được xác định là phần hao hụt khối lượng, không kể hàm lượng ẩm mất đi, khi nung than hoặc cốc trong môi trường không có không khí dưới điều kiện tiêu chuẩn.
Thí nghiệm này chỉ mang tính kinh nghiệm để đảm bảo độ tái lập của các kết quả, điều quan trọng là phải luôn kiểm soát các thông số như tốc độ nung, nhiệt độ cuối cùng và toàn bộ thời gian của phép thử. Đồng thời phải loại không khí ra khỏi than hoặc cốc trong quá trình nung để tránh sự ôxy hóa.
Do vậy, sự kín khít của nắp cốc thử là rất quan trọng. Việc xác định hàm lượng ẩm của mẫu được tiến hành đồng thời với việc xác định hàm lượng chất bốc, để có thể tiến hành việc hiệu chỉnh thích hợp.
Lượng khoáng chất liên kết trong mẫu cũng có thể bị mất đi trong cùng điều kiện thí nghiệm, phần lớn lượng mất này còn phụ thuộc vào cả bản chất và chất lượng của các chất khoáng hiện có.
CHÚ THÍCH: Đối với các mẫu lấy trực tiếp từ các vỉa than, khi áp dụng tiêu chuẩn này vào mục đích phân loại phải đặc biệt chú ý về hàm lượng tro.
Các thiết bị và quy trình thử đều được quy định để có thể tiến hành đồng thời một hoặc nhiều phép xác định trong lò nung.
Hàm lượng chất bốc của than đá và cốc (Hình từ Internet)
Cách tiến hành xác định hàm lượng chất bốc của than đá và cốc như thế nào?
Cách tiến hành xác định hàm lượng chất bốc của than đá và cốc theo Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:2011 (ISO 562:2010) quy định như sau:
1) Kiểm tra nhiệt độ lò nung
Điều chỉnh nhiệt độ của vùng nung trong lò (5.1) đến 9000C ± 50C, nơi đặt giá đỡ với chén nung và nắp (Hình 3a) hoặc giá đỡ với một số chén nung và nắp (Hình 3b), theo hiển thị của cặp nhiệt điện (5.2) đả được đặt chính xác vào vị trí. Kiểm tra nhiệt độ phía dưới mỗi chén nung, tại cùng một độ cao trong khoảng sai số cho phép của nhiệt độ trong vùng đồng đều.
Việc kiểm tra nhiệt độ phải thực hiện trước khi tiến hành phép xác định. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày thực hiện vài phép phân tích thì kiểm tra nhiệt độ hàng ngày là đủ. Kiểm tra nhiệt độ chuẩn của lò (5.1) phải theo cùng một phương pháp.
2) Xác định hàm lượng chất bốc của than đá và cốc
Đặt lên giá đỡ một chén không chứa mẫu và nắp (Hình 3a) hoặc nhiều chén không chứa mẫu và nắp theo yêu cầu (Hình 3b), sau đó đưa vào lò. Duy trì nhiệt độ lò tại 9000C ± 50C trong 7 min. Lấy các chén nung ra và để nguộn trên tấm kim loại dày đến nhiệt độ phòng.
Ngay sau khi chén nguội, cân từng chén không chứa mẫu và nắp, sau đó cân 1 g ± 0,1 g mẫu thử chính xác đến 0,1 mg cho vào từng chén. Bỏ nắp và gõ nhẹ từng chén lên bề mặt cứng, sạch cho đến khi mẫu thử tạo một lớp dày đều trên đáy chén. Nếu mẫu là cốc thì bỏ nắp ra khỏi chén mẫu, cho thêm từ 2 giọt đến 4 giọt xyclohexan (4.1) và đậy nắp lại.
CHÚ THÍCH 1: Việc cho thêm xyclohexan để ngăn ngừa sự ôxy hóa các cốc, nhưng không ngăn được sự hấp thụ khí, ví dụ nitơ
Đặt các chén có mẫu lên giá đỡ, chuyển vào lò, đóng cửa lò và để trong 7 min ± 5 s. Nếu thực hiện nhiều phép xác định, đặt các chén nung không chứa mẫu vào các vị trí trống trên giá đỡ.
Lấy chén ra và để nguội đến nhiệt độ phòng. Khi nguội, cân các chén chính xác đến 0,1 mg, theo cùng cách như đã thực hiện với các chén không chứa mẫu.
CHÚ THÍCH 2: Việc xử lý như nhau đối với các chén trước và sau phép xác định sẽ giảm thiểu sự ảnh hưởng của các màng nước hấp thụ trên bề mặt, trong khi việc làm lạnh nhanh cũng giảm sự hấp thụ hàm lượng ẩm của các cặn cốc hoặc cặn than.
Biểu thị kết quả hàm lượng chất bốc của than đá và cốc?
Theo Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:2011 (ISO 562:2010) quy định như sau:
Hàm lượng chất bốc của than đá và cốc trong mẫu phân tích, V, được biểu thị theo phần trăm khối lượng, theo công thức (1):
Trong đó:
m1 là khối lượng của chén không có mẫu và nắp, tính bằng gam;
m2 là khối lượng của chén có mẫu và nắp trước khi nung, tính bằng gam;
m3 là khối lượng của chén có mẫu và nắp sau khi nung, tính bằng gam;
là hàm lượng ẩm trong mẫu phân tích, được xác định theo ISO 11722 đối với than hoặc TCVN 4919 (ISO 687) đối với cốc, tính bằng phần trăm khối lượng.
Kết quả là giá trị trung bình của hai lần xác định, chính xác đến 0,1% khối lượng. Các kết quả xác định được mô tả trong tiêu chuẩn này được báo cáo trên cơ sở mẫu ở trạng thái khô không khí. Tính kết quả ở trạng thái khác theo TCVN 318 (ISO 1170).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?