Có được vận chuyển hàng hóa là các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ đi qua công trình hầm không?
- Có được vận chuyển hàng hóa là các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ đi qua công trình hầm không?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải đáp ứng được những điều kiện thế nào?
- Người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?
Có được vận chuyển hàng hóa là các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ đi qua công trình hầm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 m trở lên.
2. Trên cùng một chuyến phà không vận chuyển đồng thời người tham gia giao thông hoặc hành khách (trừ người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, người áp tải, người phục vụ trên phà) cùng với phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác.
Như vây, hiện nay theo quy định tại Nghị định 161/2024/NĐ-CP thì người lái xe không được vận chuyển hàng hóa là các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 m trở lên.
Có được vận chuyển hàng hóa là các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ đi qua công trình hầm không? (Hình từ Internet)
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải đáp ứng được những điều kiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 161/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.
Theo đó, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải đáp ứng những điều kiện, cụ thể dưới đây:
(1) Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
(2) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
(3) Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.
Người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển; trong trường hợp cần thiết, đơn vị vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải bố trí người áp tải để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe ô tô vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải dán biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; lắp đèn, tín hiệu cảnh báo.
4. Người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
5. Cơ quan cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm gửi thông báo ngay đến cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết lịch trình diễn Drone, bắn pháo hoa, 3D Mapping 26 4 tại TP HCM kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
- Lịch bắn pháo hoa Bình Dương ngày 25/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Thủ Dầu Một thế nào? Ở đâu?
- Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị?
- Mẫu số 05 Bản kê khai thông tin về nhà thầu trong trong hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn theo Thông tư 23/2024 từ 01/03/2025?
- Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có được đứng tên hộ kinh doanh dạy thêm hay không? Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có phải xin phép hiệu trưởng không?