Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh có yêu cầu bằng đại học chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh không?

Tôi muốn hỏi quy định chuẩn của giảng viên dạy giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định thế nào? Và cho mình hỏi giảng viên dạy giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng những chính sách, chế độ hỗ trợ nào từ Nhà nước? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Giáo dục quốc phòng và ninh phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Theo Điều 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định về nguyên tắc hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

"Điều 5. Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3. Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
4. Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
5. Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.
6. Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả."

Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cần phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Giảng viên quốc phòng an ninh

Giảng viên quốc phòng an ninh (Hình từ Internet)

Trình độ chuẩn giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 13/2014/NĐ-CP như sau:

- Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;

- Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Thời gian, lộ trình hoàn thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm:

- Đến hết năm 2016 có trên 70%, hết năm 2020 có trên 90% giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn;

- Đến hết năm 2016 có trên 50%, hết năm 2020 có trên 70% giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn.

Ta thấy, giảng viên giáo dục quốc phòng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên.

Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng những chế độ nào?

Căn cứ Điều 2 và Điều 3 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC quy định về các chế độ bồi dưỡng đối với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

* Chế độ bồi dưỡng giờ giảng

- Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư liên tịch này (không bao gồm giáo viên, giảng viên thỉnh giảng) được hưởng 1% mức lương cơ sở cho một tiết giảng, giờ giảng.

- Tiết giảng, giờ giảng được tính là thời gian thực tế giảng dạy trên lớp, ngoài bãi tập, thao trường được quy định trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh khi tính chế độ bồi dưỡng giờ giảng.

* Chế độ trang phục

- Giáo viên, giảng viên chuyên trách môn học GDQP&AN năm đầu tiên được cấp một bộ trang phục xuân hè, một bộ trang phục thu đông và một bộ trang phục dã chiến kiểu dáng GDQP&AN, dây lưng, mũ kê-pi, mũ cứng, mũ mềm, giầy da, giầy vải, bít tất, biển tên phù hiệu cấp học và trình độ đào tạo. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm được cấp một bộ trang phục xuân hè hoặc một bộ trang phục thu đông, giầy, mũ, dây lưng, bít tất; trang phục dã chiến 03 năm cấp 01 lần kể từ lần cấp đầu tiên.

- Chế độ trang phục không áp dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên thỉnh giảng, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an biệt phái; giáo viên được phân công giảng dạy nội dung lồng ghép GDQP&AN tại các trường tiểu học, trung học cơ sở.

Theo đó, ta thấy, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ bồi dưỡng giờ giảng và chế độ trang phục.

Giáo dục quốc phòng và an ninh được tổ chức bồi dưỡng ở cơ sở nào?

Theo Điều 3 Nghị định 13/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi các điểm a, b, c và điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP) quy định về cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh như sau:

- Học viện Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1.

- Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 như sau:

+ Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội;

+ Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung đoàn khung thường trực hoặc trung đoàn bộ binh, trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc tỉnh, thành phố.

- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tham mưu cho Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn, theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quy định địa điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Như vậy, ta thấy giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh khi tiến hành giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định. Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được thực tại các cơ sở giáo dục được cho phép thực hiện.

Giáo dục quốc phòng và an ninh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giáo dục quốc phòng và an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo Luật Quốc phòng 2018 mới nhất
Pháp luật
Đạt được nhiều thành tích thể dục thể thao cấp tỉnh có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh không?
Pháp luật
Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh? Điểm trung bình bao nhiêu thì được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
Pháp luật
Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 cụ thể ra sao? Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Lồng ghép nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh khi tiếp thu nội dung lồng ghép Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung GDQP&AN trong trường học của cấp Tiểu học từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024 lồng ghép nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học cấp Trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin miễn học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay quy định như thế nào?
Pháp luật
Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục quốc phòng và an ninh
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
12,185 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục quốc phòng và an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục quốc phòng và an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào