Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?
Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 172/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Các vòng đấu giá
1. Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần:
a) Giá khởi điểm của vòng đấu giá đầu tiên là giá khởi điểm của từng khối băng tần được quy định tại Quy chế cuộc đấu giá;
b) Giá khởi điểm của vòng đấu giá từ vòng đấu giá thứ hai trở đi là giá cao nhất đã trả của vòng đấu giá trước liền kề.
Trường hợp tại vòng đấu giá trước liền kề không có người trả giá nhưng tại các vòng đấu giá trước đó đã có ít nhất một người trả giá và chưa chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác thì giá khởi điểm của vòng đấu giá là giá trả cao nhất trong số các giá trả của người chưa chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác; trường hợp tất cả những người này chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác thì giá khởi điểm của vòng đấu giá là giá khởi điểm quy định tại Quy chế cuộc đấu giá.
2. Người tham gia đấu giá được quyền trả giá cho khối băng tần bất kỳ theo quy định sau:
a) Tại vòng đấu giá đầu tiên, số lượng khối băng tần mà người tham gia đấu giá trả giá phải bằng số lượng khối băng tần đăng ký mua tại hồ sơ tham gia đấu giá;
b) Giá trả cho từng khối băng tần bằng giá khởi điểm của khối băng tần đó cộng với số nguyên lần bước giá (số nguyên bắt đầu từ số 0 (không) đối với vòng đấu giá đầu tiên và bắt đầu từ số 1 (một) đối với các vòng đấu giá từ vòng đấu giá thứ hai trở đi) và phải cao hơn giá cao nhất mà chính người tham gia đấu giá đã trả cho khối băng tần đó ít nhất một bước giá;
c) Tại vòng đấu giá thứ hai trở đi, tổng số điểm của các khối băng tần khi kết thúc vòng đấu giá của người tham gia đấu giá được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này không lớn hơn tổng số điểm của các khối băng tần tại vòng đấu giá đó của người tham gia đấu giá được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
...
Theo đó, giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua bao gồm:
- Giá khởi điểm của vòng đấu giá đầu tiên là giá khởi điểm của từng khối băng tần được quy định tại Quy chế cuộc đấu giá;
- Giá khởi điểm của vòng đấu giá từ vòng đấu giá thứ hai trở đi là giá cao nhất đã trả của vòng đấu giá trước liền kề.
Trường hợp tại vòng đấu giá trước liền kề không có người trả giá nhưng tại các vòng đấu giá trước đó đã có ít nhất một người trả giá và chưa chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác thì giá khởi điểm của vòng đấu giá là giá trả cao nhất trong số các giá trả của người chưa chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác;
Trường hợp tất cả những người này chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác thì giá khởi điểm của vòng đấu giá là giá khởi điểm quy định tại Quy chế cuộc đấu giá.
Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172? (Hình từ Internet)
Xác định người trả giá cao nhất đối với từng khối băng tần tại vòng đấu giá được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 172/2024/NĐ-CP có quy định về việc xác định người trả giá cao nhất đối với từng khối băng tần đăng ký mua như sau:
Theo đó, việc xác định người trả giá cao nhất đối với từng khối băng tần tại vòng đấu giá được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp có người trả giá thì người có giá trả cao nhất trong số những người trả giá được xác định là người trả giá cao nhất. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất và bằng nhau thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để xác định người trả giá cao nhất.
(2) Trường hợp không có ai trả giá và người trả giá cao nhất tại vòng đấu giá trước liền kề không chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác thì người này tiếp tục được xác định là người trả giá cao nhất.
(3) Trường hợp không có ai trả giá và người trả giá cao nhất tại vòng đấu giá trước liền kề chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác thì người có giá trả cao nhất trong số những người trả giá cho khối băng tần này tại các vòng đấu giá trước đó mà không chuyển sang trả giá cho khối băng tần khác là người trả giá cao nhất; trường hợp có từ hai người cùng trả giá cao nhất và bằng nhau thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để xác định người trả giá cao nhất.
Đấu giá tài sản cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016, điểm b khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 và điểm o khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có quy định như sau:
Theo đó, khi đấu giá tài sản cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, đấu giá viên.
- Phiên đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có chức năng gì? Văn phòng có tư cách pháp nhân không?
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Hạn tuổi phục vụ đối với người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh phải được ký bởi ai? Thỏa thuận cấp bảo lãnh có hiệu lực khi nào?
- Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?