Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản được quy định như thế nào?
Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BTC quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản như sau:
- Hội đồng đấu giá tài sản được người có tài sản đấu giá bảo đảm kinh phí để tổ chức đấu giá tài sản.
- Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá về kinh phí tổ chức đấu giá tài sản để tổng hợp chung vào dự toán chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá; trên cơ sở đó, người có tài sản đấu giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí tổ chức đấu giá tài sản trong dự toán chi phí xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
- Nội dung chi:
+ Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;
+ Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;
+ Chi phí tổ chức phiên đấu giá (bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp không bố trí được địa điểm đấu giá; chi phí thuê máy móc, thiết bị; chi phí thuê bảo vệ phiên đấu giá; chi phí thuê cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức phiên đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá trong trường hợp đấu giá viên điều hành phiên đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề);
+ Chi phí lập, tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá;
+ Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.
- Mức chi:
+ Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
+ Đối với các nội dung chi thuê ngoài thì thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa người có tài sản đấu giá với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Hội đồng đấu giá tài sản báo cáo người có tài sản đấu giá quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Hội đồng đấu giá tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh toán, báo cáo người có tài sản đấu giá thực hiện chi trả các chi phí có liên quan đến việc đấu giá theo quy định. Đối với các nội dung chi thuê ngoài, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
- Các khoản kinh phí cho việc đấu giá tài sản là nội dung chi thuộc chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm tổng hợp chi phí này và quyết toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi điểm c khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm sau đây:
- Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
- Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
Phiên đấu giá tài sản phải do đấu giá viên điều hành đúng không?
Căn cứ Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016 sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:
Nguyên tắc đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Phiên đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Theo đó, phiên đấu giá tài sản phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tuần tra trật tự có phải nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động không? CSCĐ hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
- Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không?
- Quan hệ tình dục với người 15 tuổi tự nguyện có phạm tội không? Nguyên tắc xử lý người phạm tội xâm hại tình dục?
- Căn cứ thành lập Hội đồng thi hành án tử hình là gì? Hội đồng thi hành án tử hình giải thể khi nào?
- Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp đổi giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 như thế nào?