Được hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo khi bao nhiêu tuổi? Yêu cầu sức khỏe đối với người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm?
- Bao nhiêu tuổi thì được hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo?
- Yêu cầu sức khỏe đối với người thực hiện thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm được quy định thế nào?
- Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người có đúng không?
- Quy định về việc cho nhận tinh trùng, noãn, nhận phôi trong thụ tinh nhân tạo như thế nào?
Bao nhiêu tuổi thì được hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo như sau:
Quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo
1. Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể thực hiện hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo.
Nam, nữ bao nhiêu tuổi thì được hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo? (Hình từ Internet)
Yêu cầu sức khỏe đối với người thực hiện thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
- Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
Xem thêm Mẫu đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Tải về
Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người có đúng không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định:
Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn
…
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Như vậy, tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người là đúng. Trường hợp không sinh con thành công thì mới sử dụng cho người khác, còn sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Quy định về việc cho nhận tinh trùng, noãn, nhận phôi trong thụ tinh nhân tạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn trong thụ tinh nhân tạo như sau:
- Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
- Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
- Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
- Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
- Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
- Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
+ Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
+ Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
- Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
Như vậy, người thực hiện việc cho nhận tinh trùng, noãn, nhận phôi cần thực hiện đúng quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?