Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì?
- Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì?
- Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi không thực hiện việc ghi chép theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt đối với cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi không thực hiện việc ghi chép theo quy định là bao lâu?
Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;
b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.
2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.
...
Theo đó, cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện ghi chép đầy đủ những thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.
Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì? (Hình từ internet)
Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi không thực hiện việc ghi chép theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà không có hồ sơ giống; đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
b) Không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;
b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, trường hợp cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi không thực hiện việc ghi chép theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
* Lưu ý: Mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt đối với cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi không thực hiện việc ghi chép theo quy định là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi không thực hiện việc ghi chép theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?