Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mái dốc của các mặt nối tiếp phải thỏa mãn những yêu cầu nào?

Em ơi cho anh hỏi: Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công tường nghiêng, tường tâm được quy định như thế nào? Và đối với công trình này thì mái dốc của các mặt nối tiếp phải thỏa mãn những yêu cầu nào? Đây là câu hỏi của anh Quang Huy đến từ Đà Nẵng.

Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mái dốc của các mặt nối tiếp phải thỏa mãn những yêu cầu nào?

Căn cứ theo tiểu mục 12.3 Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Xử lý mặt nối tiếp
...
12.3 Mái dốc của các mặt nối tiếp thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
1) Hệ số mái dốc (m) của mặt nối tiếp hướng ngang (hướng vuông góc với tim đập) của đập đồng chất, tường tâm và tường nghiêng phải đảm bảo không được nhỏ hơn 2 (m ≥ 2). Trong trường hợp cần làm dốc hơn (do địa hình hẹp, tốc độ lên đập phải nhanh để kịp vượt lũ) thì nhà thầu xây lắp phải có các giải pháp thi công, xử lý đặc biệt và phải được chủ đầu tư chấp thuận;
2) Khi chiều rộng mặt đập lớn, có thể bố trí các mặt nối tiếp gãy khúc. Nếu chiều rộng mặt đập nhỏ, mặt nối tiếp có thể bố trí xiên góc với tim đập một góc lớn hơn hoặc bằng 45°. Nếu chênh lệch chiều cao của hai đoạn đập liền nhau lớn hơn 5 m, thì trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng tối thiểu là 3 m. Nếu hệ số dốc mái của mặt nối tiếp m ≥ 3 thì có thể không cần làm cơ;
3) Độ dốc mái của mặt nối tiếp hướng dọc của đập có thể dốc hơn mái hạ lưu đập nhưng phải thông qua tính toán xác định để đảm bảo mái không bị biến dạng trong quá trình thi công;
4) Độ dốc mái của mặt nối tiếp hướng ngang và hướng dọc của phần đập đắp bằng vật liệu rời không được dốc hơn mái ổn định tự nhiên của vật liệu đó.
...

Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mái dốc của các mặt nối tiếp phải thỏa mãn những yêu cầu như quy định trên.

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)

Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công tường nghiêng, tường tâm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 11.4 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập, tường nghiêng, tường tâm
...
11.4 Thi công tường nghiêng, tường tâm
11.4.1 Bộ phận chống thấm cho đập thực hiện theo yêu cầu đề ra trong hồ sơ thiết kế.
11.4.2 Tường nghiêng, tường tâm là đất, trình tự thi công như các khối đắp thân đập và đắp theo chiều cao của đập. Tường nghiêng luôn đắp lên thấp hơn khối đắp liền kề ở thân đập từ (2 đến 3) m, tường tâm đắp lên đều với các khối đắp liền kề. Quá trình đắp phải đảm bảo kích thước hình học và chất lượng đất đắp của tường phải đạt yêu cầu thiết kế, vật liệu của các khối đắp khác không được lẫn vào vật liệu đắp tường. Đắp tường nghiêng đến đâu thì tiến hành bạt mái để đắp lớp bảo vệ và lớp gia tải (nếu có) đến đó, đảm bảo cho tường nghiêng không bị xói lở do mưa và nứt nẻ do nắng.
11.4.3 Tường nghiêng, tường tâm làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, bê tông asphalts, các loại vải địa kỹ thuật, màng HDPE hoặc vật liệu hóa dẻo, tường lõi kiểu màn phụt vữa, khi thi công phải thực hiện đúng các quy định sau đây:
1) Nhà thầu xây dựng căn cứ vào yêu cầu của thiết kế, hướng dẫn của nhà sản xuất để lập quy trình thi công phù hợp cho từng loại vật liệu;
2) Đối với vài địa kỹ thuật, màng HDPE, vật liệu hóa dẻo phải trải trên lớp đất dính có chiều dày tối thiểu là 1 m và phải phủ lên một lớp đất bảo vệ có chiều dày tối thiểu là 1 m, khi thi công phải tránh hiện tượng trượt ở mặt tiếp xúc giữa vài và đất bằng cách neo giữ ở đầu phía trên của tấm.
...

Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công tường nghiêng, tường tâm được quy định như sau:

- Bộ phận chống thấm cho đập thực hiện theo yêu cầu đề ra trong hồ sơ thiết kế.

- Tường nghiêng, tường tâm là đất, trình tự thi công như các khối đắp thân đập và đắp theo chiều cao của đập. Tường nghiêng luôn đắp lên thấp hơn khối đắp liền kề ở thân đập từ (2 đến 3) m, tường tâm đắp lên đều với các khối đắp liền kề. Quá trình đắp phải đảm bảo kích thước hình học và chất lượng đất đắp của tường phải đạt yêu cầu thiết kế, vật liệu của các khối đắp khác không được lẫn vào vật liệu đắp tường. Đắp tường nghiêng đến đâu thì tiến hành bạt mái để đắp lớp bảo vệ và lớp gia tải (nếu có) đến đó, đảm bảo cho tường nghiêng không bị xói lở do mưa và nứt nẻ do nắng.

- Tường nghiêng, tường tâm làm bằng bê tông, bê tông cốt thép, bê tông asphalts, các loại vải địa kỹ thuật, màng HDPE hoặc vật liệu hóa dẻo, tường lõi kiểu màn phụt vữa, khi thi công phải thực hiện đúng các quy định.

Vật liệu làm tầng lọc của công trình thủy lợi đập đất đầm nén sau khi gia công, phân loại cỡ hạt phải được kiểm nghiệm lại như thế nào?

Căn cứ theo tiết 13.1.2 tiểu mục 13.1 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:

Thi công bộ phận thoát nước, tầng lọc, lớp bảo vệ mái
13.1 Thi công tầng lọc ngược
13.1.1 Thành phần hạt và chất lượng của vật liệu làm tầng lọc phải lựa chọn theo quy định của thiết kế.
13.1.2 Vật liệu làm tầng lọc sau khi gia công, phân loại cỡ hạt phải được kiểm nghiệm lại các tính chất cơ lý, lực học, để riêng vào một khu vực đã được san phẳng, đầm nện kỹ, xung quanh có rãnh thoát nước và phải cắm biển ghi rõ số lượng, thứ tự, vị trí sẽ sử dụng trong công trình. Không được sử dụng hỗn hợp cát sỏi tự nhiên ở lòng sông suối để làm tầng lọc khi chưa kiểm tra, sàng lọc theo yêu cầu của thiết kế và chưa được chủ đầu tư chấp thuận.
...

Như vậy vật liệu làm tầng lọc của công trình thủy lơi đập đất đầm nén sau khi gia công, phân loại cỡ hạt phải được kiểm nghiệm lại các tính chất cơ lý, lực học, để riêng vào một khu vực đã được san phẳng, đầm nện kỹ, xung quanh có rãnh thoát nước và phải cắm biển ghi rõ số lượng, thứ tự, vị trí sẽ sử dụng trong công trình.

Không được sử dụng hỗn hợp cát sỏi tự nhiên ở lòng sông suối để làm tầng lọc khi chưa kiểm tra, sàng lọc theo yêu cầu của thiết kế và chưa được chủ đầu tư chấp thuận.

Công trình thủy lợi đập đất đầm nén
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mái dốc của các mặt nối tiếp phải thỏa mãn những yêu cầu nào?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén trước khi hồ tích nước để vận hành công trình thì cần hoàn thành những công việc nào?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nào?
Pháp luật
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công đống đá tiêu nước ở chân hạ lưu đập được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tổng mặt bằng thi công sẽ bao gồm những loại mặt bằng nào?
Pháp luật
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc thi công sân phủ thượng lưu, chân khay, bộ phận chống thấm trong nền đập được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì việc lập quy hoạch sử dụng vật liệu đắp đập cần dựa vào các căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi đập đất đầm nén
3,818 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi đập đất đầm nén

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi đập đất đầm nén

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào