Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo' theo Thông tư 12?
- Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” gồm những ai?
- Quy định về mẫu kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” như thế nào?
- Thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” vào ngày bao nhiêu?
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” gồm những ai?
Theo điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2024/TT-BNV có quy định như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:
...
c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”:
Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.
Cán bộ, công chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Công chức, người lao động làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy các đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” bao gồm:
- Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Cán bộ, công chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Công chức, người lao động làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” gồm những ai? (Hình từ internet)
Quy định về mẫu kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 12/2024/TT-BNV có quy định:
Mẫu Kỷ niệm chương
...
3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”
a) Cuống Kỷ niệm chương:
Chất liệu của cuống là hợp kim đồng mạ màu vàng, kích thước 24mm x 8mm, độ dày khoảng 3mm, viền ngoài mạ vàng độ rộng viền 1.5mm.
Mặt trước của cuống Kỷ niệm chương: Hình chữ nhật ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng đồng trên nền màu đỏ; hàn tai kẹp, gắn ghim cài áo, song song với chiều ngang hình chữ nhật của thân Kỷ niệm chương. Mặt sau cuống Kỷ niệm chương có ghim cài kích thước 23mm x 3mm, làm bằng chất liệu hợp kim đồng mạ màu vàng.
b) Thân Kỷ niệm chương:
Thân Kỷ niệm chương có chất liệu là hợp kim đồng, mặt ngoài mạ màu vàng; kích thước 42mm x 41mm, độ dày 3mm.
Thân Kỷ niệm chương có hình ngôi sao 5 cánh cách điệu dập nổi; đường kính đường tròn nội tiếp các cạnh của ngôi sao khoảng 21mm. Mặt trước của thân Kỷ niệm chương: Vòng tròn có viền trong và viền ngoài, giữa 2 vòng tròn có viết chữ, có độ rộng khoảng 3.2mm. Xung quanh bên trong hình tròn nội tiếp các cạnh của ngôi sao là dòng chữ “VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO” ở vòng cung trên và dòng chữ số “02-8-1955” vòng cung dưới trên nền màu vàng, chữ màu đỏ, phông chữ Times New Roman, kiểu chữ in hoa, đứng. Tiếp theo là vòng cung trên dưới chữ “VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO” là hình 54 hạt lúa và vòng cung dưới là dòng chữ “BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ”, chữ màu vàng trên nền đỏ. Vòng cung trong cùng trên là hình ảnh 9 con chim Lạc và vòng cung dưới hình bông sen màu hồng. Hình tròn nhỏ chính giữa là Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xung quanh quốc huy tỏa ra là các đường kẻ xanh và trắng.
Mặt sau của thân Kỷ niệm chương: Trơn, mạ màu vàng.
c) Cuống Kỷ niệm chương và thân Kỷ niệm chương được liên kết với nhau bằng 2 vòng tròn nhỏ khoảng 4mm chất liệu hợp kim đồng.
d) Mẫu Kỷ niệm chương được minh họa tại mẫu số 03 phụ lục kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu Kỷ niệm chương đối với kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” bao gồm:
Cuống Kỷ niệm chương:
- Chất liệu của cuống là hợp kim đồng mạ màu vàng, kích thước 24mm x 8mm, độ dày khoảng 3mm, viền ngoài mạ vàng độ rộng viền 1.5mm.
- Mặt trước của cuống Kỷ niệm chương: Hình chữ nhật ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng đồng trên nền màu đỏ; hàn tai kẹp, gắn ghim cài áo, song song với chiều ngang hình chữ nhật của thân Kỷ niệm chương. Mặt sau cuống Kỷ niệm chương có ghim cài kích thước 23mm x 3mm, làm bằng chất liệu hợp kim đồng mạ màu vàng.
Thân Kỷ niệm chương:
- Thân Kỷ niệm chương có chất liệu là hợp kim đồng, mặt ngoài mạ màu vàng; kích thước 42mm x 41mm, độ dày 3mm.
- Thân Kỷ niệm chương có hình ngôi sao 5 cánh cách điệu dập nổi; đường kính đường tròn nội tiếp các cạnh của ngôi sao khoảng 21mm.
- Mặt trước của thân Kỷ niệm chương: Vòng tròn có viền trong và viền ngoài, giữa 2 vòng tròn có viết chữ, có độ rộng khoảng 3.2mm. Xung quanh bên trong hình tròn nội tiếp các cạnh của ngôi sao là dòng chữ “VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO” ở vòng cung trên và dòng chữ số “02-8-1955” vòng cung dưới trên nền màu vàng, chữ màu đỏ, phông chữ Times New Roman, kiểu chữ in hoa, đứng.
- Tiếp theo là vòng cung trên dưới chữ “VÌ SỰ NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO” là hình 54 hạt lúa và vòng cung dưới là dòng chữ “BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ”, chữ màu vàng trên nền đỏ.
- Vòng cung trong cùng trên là hình ảnh 9 con chim Lạc và vòng cung dưới hình bông sen màu hồng.
- Hình tròn nhỏ chính giữa là Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xung quanh quốc huy tỏa ra là các đường kẻ xanh và trắng.
Mặt sau của thân Kỷ niệm chương: Trơn, mạ màu vàng.
Ngoài ra, Cuống Kỷ niệm chương và thân Kỷ niệm chương được liên kết với nhau bằng 2 vòng tròn nhỏ khoảng 4mm chất liệu hợp kim đồng.
Đồng thời, Mẫu Kỷ niệm chương được minh họa tại mẫu số 03 phụ lục kèm theo Thông tư 12/2024/TT-BNV.
Thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” vào ngày bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2024/TT-BNV có quy định:
Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương
1. Thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống của các ngành: Tổ chức nhà nước (28/8); Thi đua yêu nước (11/6); Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo (02/8) và Văn thư, Lưu trữ (03/01).
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo” là vào ngày 02 tháng 08 hàng năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thông tư 18/2025/TT-BQP quy định phong quân hàm học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ; thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?
- Tử vi tuần mới nhất 12 con giáp 31 3 - 6 4 2025? Tử vi tuần mới chính xác nhất từ ngày 31 3 đến ngày 6 4 2025?
- 23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
- Đáp án Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?