Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải có tổng cộng bao nhiêu nhóm?
- Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải có tổng cộng bao nhiêu nhóm?
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Cần phổ biến, giáo dục trong ngành Giao thông vận tải cho các đối tượng bao gồm những nội dung pháp luật chuyên ngành nào?
Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải có tổng cộng bao nhiêu nhóm?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân loại đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nhóm 1:
a) Công chức, viên chức và người lao động đang công tác trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Công chức, viên chức, người lao động thuộc các Sở Giao thông vận tải.
2. Nhóm 2: Học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Sở Giao thông vận tải và học sinh, sinh viên các trường thuộc các cấp học trong phạm vi cả nước.
3. Nhóm 3: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, trọng tâm là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách.
4. Nhóm 4: Người tham gia giao thông và các đối tượng khác có liên quan.
Theo đó, đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải có tổng cộng 4 nhóm.
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải
(Hình từ Internet)
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Tại Điều 3 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải
1. Phổ biến kịp thời, chính xác, hiệu quả, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm nội dung các quy định của pháp luật đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và góp phần xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.
Theo đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phổ biến kịp thời, chính xác, hiệu quả, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm nội dung các quy định của pháp luật đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và góp phần xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.
Cần phổ biến, giáo dục trong ngành Giao thông vận tải cho các đối tượng bao gồm những nội dung pháp luật chuyên ngành nào?
Tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
- Về lĩnh vực đường bộ: Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ;
Các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông đường bộ; các quy định về quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực hàng hải: Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải; các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực hàng không: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hàng không; các quy định về an toàn, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực đường thủy nội địa: Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường thủy nội địa: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực đường sắt: Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; các quy định về an toàn giao thông đường sắt và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?