Doanh nghiệp tư vấn chuyên ngành điện lực có được cấp Giấy phép hoạt động điện lực hay không? Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ được phép áp dụng đối với các hạng mục nào?
- Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ được phép áp dụng đối với các hạng mục nào?
- Doanh nghiệp tư vấn chuyên ngành điện lực có được cấp Giấy phép hoạt động điện lực hay không?
- Đối với doanh nghiệp chuyên tư vấn chuyên ngành điện lực thì cơ quan có thẩm quyền nào sẽ cấp giấy hoạt động cho doanh nghiệp?
Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ được phép áp dụng đối với các hạng mục nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực như sau:
"Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
1. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
2. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.
3. Công trình điện bao gồm:
a) Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);
b) Công trình đường dây và trạm biến áp.
4. Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
Theo quy định trên thì hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.
Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ được phép áp dụng đối với các hạng mục nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tư vấn chuyên ngành điện lực có được cấp Giấy phép hoạt động điện lực hay không?
Căn cứ Điều 32 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012) quy định về đối tượng được cấp Giấy phép hoạt động điện lực như sau:
"Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực
2. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
b) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
c) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực đối với từng loại hình hoạt động điện lực.
5. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.”
Như vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực thì sẽ được cấp giấy phép hoạt động điện lực nhưng phải đáp ứng được một số điều kiện sau:
- Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
- Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
Đối với doanh nghiệp chuyên tư vấn chuyên ngành điện lực thì cơ quan có thẩm quyền nào sẽ cấp giấy hoạt động cho doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 38 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012) quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau:
"Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
3. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
4. Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực về phát điện, truyền tải, phân phối điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt."
Theo đó, đối với doanh nghiệp tư vấn chuyên ngành điện lực thì việc cấp Giấy phép hoạt động điên lực cho doanh nghiệp sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương.
Bộ Công thương có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?