Doanh nghiệp siêu nhỏ có được nhận cung cấp dịch vụ kế toán khi có mối quan hệ vợ chồng với giám đốc của đơn vị cung cấp dịch vụ không?
- Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chỉ có 05 người lao động và tổng doanh thu của năm không quá 5 tỷ thì có phải doanh nghiệp siêu nhỏ không?
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có được nhận cung cấp dịch vụ kế toán khi có mối quan hệ vợ chồng với giám đốc của đơn vị cung cấp dịch vụ không?
- Đối với hợp đồng tư vấn thì doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ như thế nào?
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chỉ có 05 người lao động và tổng doanh thu của năm không quá 5 tỷ thì có phải doanh nghiệp siêu nhỏ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
...
Như vậy, theo thông tin chị cung cấp “Công ty tôi kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chỉ có 05 người lao động và tổng doanh thu của năm không quá 5 tỷ đồng” do đó công ty của chị được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ theo tiêu chí trên.
Doanh nghiệp siêu nhỏ (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp siêu nhỏ có được nhận cung cấp dịch vụ kế toán khi có mối quan hệ vợ chồng với giám đốc của đơn vị cung cấp dịch vụ không?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán.
3. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành là “cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột” của người có trách nhiệm quản lý, điều hành của đơn vị kế toán nhờ cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, quy định trên có loại trừ trường hợp là các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Do đó, doanh nghiệp của chị được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ nên sẽ không bị giới hạn theo quy định trên.
Đối với hợp đồng tư vấn thì doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
2. Nội dung hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành) như sau:
a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội;
b) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã hội;
c) Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp xã hội.
Như vậy, hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?