Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm được hiểu như thế nào? Phải cung cấp tài liệu gì để chứng minh là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình?
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT thì các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm:
- Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm;...
- Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm,...
- Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
- Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm;...
- Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả sản phẩm phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm phần mềm,...
- Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: chuyển giao; hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm; triển khai cài đặt sản phẩm phần mềm;...
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm được hiểu như thế nào?
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình như sau:
1. Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này
Căn cứ quy định này, doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp sản xuất phần mềm phải thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Theo đó sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp sản xuất phần mềm phải thuộc danh mục quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BTTTT ngày 8/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử.
Tài liệu nào cần để chứng minh là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình?
Về việc chứng minh cho các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà doanh nghiệp đã thực hiện để chứng minh cho hoạt động sản xuất phần mềm của doanh nghiệp.
Các tài liệu cần xây dựng được quy định cụ thể tại các khoản 2 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT bao gồm:
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Phân tích và thiết kế.
- Tài liệu chứng minh tùng tác nghiệp của công đoạn Lập trình, viết mã lệnh.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì sản phẩm.
Ví dụ: Đối với công đoạn Phân tích và thiết kế, nếu doanh nghiệp thực hiện tác nghiệp “mô hình hóa dữ liệu”, thì doanh nghiệp cần xây dựng tài liệu mô tả tác nghiệp “mô hình hóa dữ liệu”.
Trong tài liệu/hồ sơ, doanh nghiệp nêu rõ/phân loại sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp theo Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTT.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm kế toán, doanh nghiệp cần nêu rõ sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp là Phần mềm kế toán có số thứ tự 1.2.2.03 trong Phụ lục số 01 của Thông tư 09/2013/TT-BTTTT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?