Doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh không?
Doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 71/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại Sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập Sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Tiền chất công nghiệp (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh không?
Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh không được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Nghị định 71/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 28 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thanh tra, Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, 2 Điều 12; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; Điều 21; khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 24; điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 25; điểm a, b, c khoản 1 Điều 27; Điều 28; khoản 1 Điều 29; khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1 Điều 35; Điều 36; khoản 1, 2 Điều 38; khoản 1 Điều 41; khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 47; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 49; khoản 1 Điều 53; khoản 1, 2 Điều 54; khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Nghị định này.
...
Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được quyền xử phạt doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?