Doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh không?
Doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sản phẩm động viên công nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, nhượng bán.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh, cho thuê, cầm cố, nhượng bán quy định tại khoản 3 Điều này.
Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với tổ chức theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP.
Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh theo Điều 1 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003.
Như vậy, doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh đó.
Xử phạt doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh không?
Căn cứ theo Mục 9 Chương 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
...
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tại Mục 9 Chương II, Mục 2 Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với các hành vi sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh đó.
Mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp vi phạm trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?