Quản lý nhà nước về động viên công nghiệp gồm những nội dung gì? Việc quản lý nhà nước về động viên công nghiệp do ai thống nhất?
Quản lý nhà nước về động viên công nghiệp gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 32 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định về Nội dung quản lý nhà nước về động viên công nghiệp như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về động viên công nghiệp bao gồm:
1. Ban hành, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về động viên công nghiệp;
2. Xây dựng chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện động viên công nghiệp;
3. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về động viên công nghiệp;
4. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ động viên công nghiệp;
5. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về động viên công nghiệp;
6. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về động viên công nghiệp;
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về động viên công nghiệp;
8. Sơ kết, tổng kết về động viên công nghiệp.
Theo quy định trên, nội dung quản lý nhà nước về động viên công nghiệp gồm:
- Ban hành, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về động viên công nghiệp;
- Xây dựng chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện động viên công nghiệp;
- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về động viên công nghiệp;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ động viên công nghiệp;
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về động viên công nghiệp;
- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về động viên công nghiệp;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về động viên công nghiệp;
- Sơ kết, tổng kết về động viên công nghiệp.
Quản lý nhà nước về động viên công nghiệp (Hình từ Internet)
Việc quản lý nhà nước về động viên công nghiệp do ai thống nhất?
Theo khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về động viên công nghiệp.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về động viên công nghiệp.
...
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về động viên công nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong quản lý và tổ chức thực hiện trong động viên công nghiệp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp.
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý và tổ chức thực hiện trong động viên công nghiệp như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng nội dung quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng chỉ tiêu động viên công nghiệp giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp;
e) Phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng nội dung quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Và có các trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (theo Điều 2 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?