Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình trung học cơ sở?
Lịch sử là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục của nước ta, giúp học sinh tìm hiểu về thời kỳ dựng nước, về những vị anh hùng của dân tộc. Những cảm nhận của học sinh về môn Lịch sử qua đoạn văn dưới đây:
Đoạn 1. Lòng tự hào và biết ơn truyền thống dân tộc Môn Lịch sử trong chương trình Trung học cơ sở đã mang đến cho em nhiều trải nghiệm quý giá. Qua những bài học, em được trở về với quá khứ hào hùng của dân tộc, nơi có biết bao con người dũng cảm, kiên cường đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Em đặc biệt ấn tượng với những trang sử về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm như chiến thắng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, chiến công của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, hay chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Mỗi sự kiện, mỗi nhân vật lịch sử đều để lại trong em niềm xúc động và lòng tự hào sâu sắc. Nhờ học Lịch sử, em hiểu được rằng cuộc sống hòa bình hôm nay là thành quả của biết bao máu xương và nước mắt. Em cảm thấy biết ơn những thế hệ cha ông đi trước và càng thêm yêu quý quê hương đất nước. Môn Lịch sử không chỉ dạy em kiến thức mà còn giáo dục em về đạo lý làm người biết trân trọng quá khứ và sống có trách nhiệm với hiện tại, hướng tới tương lai. Đó là lý do em ngày càng yêu thích môn học này và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử dân tộc trong những năm học sắp tới. |
Tham khảo đầy đủ 03 đoạn văn cảm nghĩ về môn Lịch sử tại đây. Tải về
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT mục tiêu của môn lịch sử được quy định cự thể như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về
Đặc điểm của môn Lịch sử là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặc điểm của môn Lịch sử được quy định cự thể như sau:
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?