Điều trị viêm tủy răng có phục hồi được thực hiện như thế nào? Nguyên nhân gây viêm tủy răng là từ đâu?
Viêm tủy răng được hiểu như thế nào? Nguyên nhân gây viêm tủy răng là từ đâu?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 11 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tủy răng như sau:
VIÊM TỦY RĂNG
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm tủy là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy.
II. NGUYÊN NHÂN
- Vi khuẩn: thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua ống ngà.Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mô tủy qua ống ngà nếu có hiện tượng mòn răng - răng, nứt, rạn vỡ….
- Nhân tố hóa học: các chất hóa học có thể tác động trực tiếp tới vùng hở tủy hoặc có thể khuếch tán qua ngà răng đã thay đổi tính thấm sau hàn.
- Kích thích vật lý: áp lực, tốc độ, kích thước mũi khoan cũng như nhiệt độ trong quá trình tạo lỗ hàn ảnh hưởng đến mô tủy.
- Chấn thương khí áp: là hiện tượng đau tủy có thể xảy ra khi tăng hoặc giảm áp lực đột ngột.
...
Viêm tủy răng là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Viêm tủy là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy.
Theo đó, nguyên nhân gây viêm tủy răng là do:
- Vi khuẩn: thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua ống ngà.Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mô tủy qua ống ngà nếu có hiện tượng mòn răng - răng, nứt, rạn vỡ….
- Nhân tố hóa học: các chất hóa học có thể tác động trực tiếp tới vùng hở tủy hoặc có thể khuếch tán qua ngà răng đã thay đổi tính thấm sau hàn.
- Kích thích vật lý: áp lực, tốc độ, kích thước mũi khoan cũng như nhiệt độ trong quá trình tạo lỗ hàn ảnh hưởng đến mô tủy.
- Chấn thương khí áp: là hiện tượng đau tủy có thể xảy ra khi tăng hoặc giảm áp lực đột ngột.
Viêm tủy răng (Hình từ Internet)
Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng viêm tủy răng có phục hồi như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục III Mục 11 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tủy răng như sau:
VIÊM TỦY RĂNG
...
III. CHẨN ĐOÁN
1. Viêm tủy có hồi phục
1.1. Chẩn đoán xác định
a. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
+ Viêm tủy có hồi phục có thể không biểu hiện triệu chứng.
+ Nếu có thường là các triệu chứng đặc thù: nhạy cảm với các kích thích nóng lạnh, không khí. Chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.
+ Kích thích nóng đáp ứng ban đầu có thể chậm nhưng cường độ nhạy cảm tăng lên khi nhiệt độ tăng. Đối với các kích thích lạnh thì thường ngược lại.
- Triệu chứng thực thể
+ Có lỗ sâu.
+ Có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.
+ Lỗ hở tủy do tai nạn trong điều trị.
+ Răng không đổi màu.
+ Gõ không đau.
b. Cận lâm sàng
- X quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng, khoảng dây chằng quanh răng bình thường.
- Thử nghiệm tủy: bình thường hoặc có thể nhạy cảm mức độ nhẹ.
1.2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm tủy có hồi phục chẩn đoán phân biệt với sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng viêm tủy răng có phục hồi là chẩn đoán:
- Triệu chứng cơ năng;
- Triệu chứng thực thể;
Chẩn đoán cận lâm sàng viêm tủy răng có phục hồi là thực hiện X quang và thử nghiệm tủy được quy định chi tiết trên.
Điều trị viêm tủy răng có phục hồi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục IV Mục 11 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tủy răng như sau:
VIÊM TỦY RĂNG
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Viêm tủy có hồi phục
Chụp tủy bằng Hydroxit canxi hoặc MTA. Sau đó hàn kín phía trên bằng Eugenate cứng nhanh, GIC.
- Sửa soạn xoang hàn:
+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.
+ Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.
+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
+ Làm khô xoang hàn.
- Đặt Hydroxit canxi:
+ Dùng que hàn lấy Hydroxit canxi hoặc MTA và đặt phủ kín đáy xoang hàn từng lớp từ 1-2mm.
+ Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt Hydroxit canxi.
- Hàn phục hồi xoang hàn:
+ Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC, Amalgam… phục hồi phần còn lại của xoang hàn.
+ Kiểm tra khớp cắn.
+ Hoàn thiện phần phục hồi Composite hoặc Amalgam.
...
Điều trị tổn thương mô cứng của răng không do sâu theo nguyên nhân và phục hồi tổ chức bị mất.
Điều trị cụ thể mòn răng hay tổn thương do rối loạn phát triển răng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?