Điều kiện để cơ quan nhà nước được áp dụng mua sắm thường xuyên đối với dịch vụ thuê trụ sở làm việc là gì?
Điều kiện để cơ quan nhà nước được áp dụng mua sắm thường xuyên đối với dịch vụ thuê trụ sở làm việc là gì?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Theo Điều 46 Luật Đấu thầu 2013 thì điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên quy định như sau:
Điều kiện áp dụng
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo khoản 8 Điều 73 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về nội dung mua sắm thường xuyên như sau:
Nội dung mua sắm thường xuyên
...
8. Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
...
Theo đó, cơ quan nhà nước áp dụng mua sắm thường xuyên đối với dịch vụ thuê trụ sở làm việc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều kiện để cơ quan nhà nước được áp dụng mua sắm thường xuyên đối với dịch vụ thuê trụ sở làm việc là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để chỉ định thầu gói thầu mua sắm thường đối với dịch vụ thuê trụ sở làm việc là gì?
Theo điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
...
Dẫn chiếu theo Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hạn mức chỉ định thầu như sau:
Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Như vậy, để được áp dụng chỉ định thầu thì gói thầu mua sắm thường đối với dịch vụ thuê trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước phải có giá gói thầu trong hạn mức không quá 100 triệu đồng.
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 47 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42 và 43 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết về mua sắm thường xuyên.
Căn cứ trên quy định quy trình lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
Quy trình lựa chọn nhà thầu
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
...
Theo đó, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
Trường hợp 01: Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Trường hợp 02: Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước:
- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;
- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Ký kết hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ tháng 11 năm học 2024 2025 các cấp? Kế hoạch tiến hành kiểm tra nội bộ trường học tháng 11 2024 2025?
- Mẫu Pano tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Pano Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 ý nghĩa?
- Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn?
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?