Diễu hành xe hoa ngày 6 5 Đại lễ Vesak mấy giờ, ở đâu? Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak là gì?
Diễu hành xe hoa ngày 6 5 Đại lễ Vesak mấy giờ, ở đâu?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì thời gian, địa điểm diễu hành xe hoa đến Học viện ngày mùng 9/4/Ất Tỵ (6/5/2025) mừng Đại lễ Vesak 2025 như sau:
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài. - Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh). * Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 -> Hồng Bàng -> Kinh Dương Vương -> số 7 -> Trần Văn Giàu -> Lê Đình Chi -> Lê Chính Đang -> Mai Bá Hương -> Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. |
* Lưu ý:
- Chư tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ.
- Ban Trị sự GHPGVN Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ, sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.
Diễu hành xe hoa ngày 6 5 Đại lễ Vesak mấy giờ, ở đâu? Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak theo Kế hoạch 038 là gì?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak 2025 như sau:
Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngày đản sinh của Đức Phật được Liên Hợp Quốc tổ chức hằng năm là lễ hội văn hóa tâm linh thế giới, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật Giáo vì hòa bình nhân loại.
Theo đó, Đại lễ Phật Đản Vesak PL.2569 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức quy mô, trang nghiêm, trọng thể nhằm tôn vinh ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một thông điệp Hòa Bình của Phật Giáo, góp phần chuyển hóa nhận thức của chúng sanh hướng đến giải thoát khổ đau trong thực tại.
Đại lễ Phật Đản năm nay diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi cùng nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 80 năm ngày Quốc Khánh (02/9/1945 - 02/9/2025); lần thức IV Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững"
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 48/CV-BCĐTKNQ18 đẩy mạnh triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ra sao? Tải về Công văn 48?
- 10 Lời chúc con trai dành tặng cho mẹ nhân Ngày của mẹ? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương Ngày của mẹ?
- Tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo Nghị định 16 sửa đổi Nghị định 72 có nội dung thế nào?
- Mẫu đề xuất bổ nhiệm nhân sự? Tải về file word? 07 Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?
- Người nhà bệnh nhân đánh đập bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt thế nào? Bác sĩ, nhân viên y tế có quyền gì khi bị người nhà bệnh nhân đánh?