Để được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải thực hiện theo thủ tục như thế nào? Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Để được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải thực hiện theo thủ tục như thế nào?
- Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không thời hạn bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải làm gì?
Để được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, để được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải thực hiện theo thủ tục như sau:
- Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
+ Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Hàng hóa nguy hiểm (Hình từ Internet)
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không thời hạn bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, thì Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không thời hạn bị thu hồi trong trường hợp sau:
- Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
+ Cung cấp bản sao trong thành phần hồ sơ không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
+ Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của người vận tải.
Ngoài ra thì cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
- Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
- Gửi quyết định thu hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có);
- Khi cơ quan cấp Giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì người vận tải phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này dẫn đến bị thu hồi giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 01 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
Sau thời gian 01 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
Người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải thực hiện như sau:
- Phải dừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Sau khi hết thời hạn tước, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?