Để dự thi nâng ngạch thanh tra viên chính thì ngoài yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ còn cần đáp ứng các điều kiện nào?
Để dự thi nâng ngạch thanh tra viên chính thì ngoài yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ còn cần đáp ứng các điều kiện nào?
Theo điểm b khoản 1 Mục II Công văn 2466/BNV-TCCB hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện để thi nâng ngạch thanh tra viên chính như sau:
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Đối với thi nâng ngạch công chức
...
b) Công chức dự thi nâng ngạch lên thanh tra viên chính năm 2022 phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
- Đơn vị sử dụng công chức có nhu cầu.
- Được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2021; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.
- Hiện đang giữ ngạch thanh tra viên (mã ngạch 04.025) và có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch thanh tra viên chính (mã ngạch 04.024).
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ, đề tài, đề án và các yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch thanh tra viên chính theo quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP5.
- Phải có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên và tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong đó thời gian giữ ngạch thanh tra viên tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên chính chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
...
Theo đó, ngoài các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ, đề tài, đề án và các yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch thanh tra viên chính thì cán bộ công chức dự thi còn cần đáp ứng các điều kiện như:
- Đơn vị sử dụng công chức có nhu cầu.
- Được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2021; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.
- Hiện đang giữ ngạch thanh tra viên (mã ngạch 04.025) và có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch thanh tra viên chính (mã ngạch 04.024).
- Phải có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên và tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong đó thời gian giữ ngạch thanh tra viên tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Để dự thi nâng ngạch thanh tra viên chính thì ngoài yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ còn cần đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính thì sẽ ai bổ nhiệm ngạch thanh tra?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch như sau:
Bổ nhiệm vào ngạch thanh tra khi trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch
1. Công chức là thanh tra viên, thanh tra viên chính đủ điều kiện, tiêu chuẩn của ngạch thanh tra cao hơn, liền kề và các điều kiện dự thi nâng ngạch, được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử đi dự thi nâng ngạch, nếu trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thì được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra cao hơn, liền kề, cụ thể như sau:
a) Trường hợp trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính thì được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính;
b) Trường hợp trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp thì được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính, ngạch thanh tra viên cao cấp cho Thanh tra viên, Thanh tra viên chính trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
Dẫn chiếu Điều 11 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm các ngạch thanh tra như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm các ngạch thanh tra
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, bổ nhiệm sỹ quan Công an nhân dân, sỹ quan Quân đội nhân dân vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi cho Thanh tra Chính phủ để theo dõi, tổng hợp
Như vậy, đối với cán bộ công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính thì sẽ được bổ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, bổ nhiệm thanh tra viên chính.
Chức trách của thanh tra viên chính được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 97/2011/NĐ-CP thì thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước.
Thanh tra viên chính được giao chủ trì hoặc tham gia thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?