Đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải bảo đảm những yêu cầu nào và có chức năng gì?
- Đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải bảo đảm những yêu cầu nào và có chức năng gì?
- Khuyến khích các đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin thực hiện những hoạt động nào?
- Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ cho cơ quan nào?
Đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải bảo đảm những yêu cầu nào và có chức năng gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tu 31/2017/TT-BTTTT có quy định như sau:
Đầu mối giám sát, cảnh báo
1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm cử cá nhân hoặc bộ phận làm đầu mối giám sát, cảnh báo an toàn thông tin mạng để phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Đầu mối giám sát phải đảm bảo khả năng cung cấp, tiếp nhận thông tin kịp thời, liên tục. Đầu mối giám sát có chức năng thực hiện hoạt động giám sát trong phạm vi hệ thống thông tin của mình.
3. Đầu mối giám sát thực hiện cung cấp, trao đổi thông tin theo một hay đồng thời nhiều cách như công văn, thư điện tử, điện thoại, fax, hoặc trao đổi trên một phần mềm trao đổi thông tin chuyên biệt nhằm đảm bảo thông tin được bảo mật.
4. Thông tin đầu mối giám sát bao gồm: Họ tên cá nhân, tên bộ phận, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại (cố định và di động), địa chỉ thư điện tử, chữ ký số (nếu đã có).
Theo đó, đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải đảm bảo khả năng cung cấp, tiếp nhận thông tin kịp thời, liên tục.
Ngoài ra, đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần có chức năng thực hiện hoạt động giám sát trong phạm vi hệ thống thông tin của mình.
Đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải bảo đảm những yêu cầu nào và có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Khuyến khích các đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT có quy định như sau:
Trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin
1. Khuyến khích các đầu mối giám sát trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau nhằm mục đích phối hợp trong công tác giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố và tăng tính chủ động đối phó với các nguy cơ, mối đe dọa, phương thức, thủ đoạn tấn công an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân.
2. Các thông tin chia sẻ, cung cấp và trao đổi bao gồm các thông tin về tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng; các phương thức, thủ đoạn, nguồn gốc tấn công; các tác động, ảnh hưởng do sự cố gây ra; biện pháp quản lý, kỹ thuật để xử lý, khắc phục.
3. Nguyên tắc trao đổi, cung cấp thông tin
a) Kịp thời, chính xác và áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp để bảo mật thông tin trao đổi;
b) Chủ động xác minh thông tin trao đổi nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin;
c) Sử dụng một hoặc đồng thời nhiều hình thức trao đổi thông tin như website, công văn, thư điện tử, tin nhắn, điện thoại, fax;
d) Khi cung cấp, trao đổi thông tin với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, việc khuyến khích các đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau nhằm mục đích phối hợp trong công tác giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố và tăng tính chủ động đối phó với các nguy cơ, mối đe dọa, phương thức, thủ đoạn tấn công an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân.
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ cho cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT có quy định như sau:
Hoạt động giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
2. Theo đề nghị của chủ quản hệ thống thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện giám sát đối với hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đảm bảo an toàn thông tin mạng phù hợp với nguồn lực thực tế.
3. Hoạt động giám sát trung tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông đảm bảo có khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin giám sát thu thập được từ hệ thống quan trắc cơ sở và các thiết bị, hệ thống phục vụ giám sát gián tiếp.
4. Hoạt động giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:
a) Lựa chọn, quản lý, cập nhật danh sách đối tượng giám sát quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Theo dõi, trực trung tâm giám sát, lập báo cáo phân tích giám sát; kiểm tra, đôn đốc công tác theo dõi, trực giám sát;
c) Tổng hợp, lưu trữ, phân tích, phân loại thông tin, dữ liệu thu thập được từ các hệ thống quan trắc cơ sở, các thiết bị, hệ thống phục vụ giám sát gián tiếp và các nguồn thông tin khác;
d) Thực hiện kiểm tra, phân tích chứng cứ, dữ liệu để phát hiện các dấu hiệu bất thường, nguy cơ mất an toàn thông tin mạng. Trong trường hợp chưa xác minh rõ nguy cơ, sự cố xảy ra, thực hiện các giải pháp bổ sung nhằm thu thập thêm các thông tin, dữ liệu cần thiết để tăng tính chính xác của kết quả phân tích và thông tin cảnh báo;
...
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2? Yêu cầu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào?
- Phương tiện xác thực là gì? Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 có cần dựa vào phương tiện xác thực không?
- Chủ đầu tư khi chuyển nhượng dự án bất động sản có phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan không?
- Hướng dẫn xếp loại đoàn viên theo 04 mức mới nhất? Đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn bao nhiêu tháng thì thực hiện đánh giá, xếp loại?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong trường hợp nào? Bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ gì?