Cơ sở đào tạo Luật phải tạo điều kiện cho sinh viên Luật sử dụng phần mềm cập nhật VBPL từ ngày 14/3/2025?
Cơ sở đào tạo Luật phải tạo điều kiện cho sinh viên Luật sử dụng phần mềm cập nhật văn bản pháp luật từ ngày 14/3/2025?
Ngày 14/3/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học.
Theo đó, về cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu theo Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học ban hành Kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 được quy định như sau:
Cơ sở đào tạo bảo đảm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo các quy định hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
- Có hệ thống phòng làm việc phục vụ cho hoạt động điều hành và quản lý hoạt động đào tạo có các thiết bị, phần mềm cần thiết đáp ứng yêu cầu của công việc quản lý;
- Có hệ thống giảng đường đáp ứng yêu cầu giảng lý thuyết và thảo luận, được lắp đặt đường truyền internet và có kết nối wifi;
- Có hệ thống thư viện (bao gồm cả thư viện số) đáp ứng các nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu; thư viện phải có đủ giáo trình cho từng môn học thuộc chương trình giảng dạy, với số lượng cần thiết đáp ứng nhu cầu mượn về nhà và đọc tại chỗ của người học; các tài liệu tham khảo như sách, tạp chí, đề tài khoa học, luận văn, luận án về luật học; các hồ sơ vụ việc thực tiễn, bản án... được cập nhật thường xuyên; thư viện phải được quản lý, vận hành bởi người được đào tạo chuyên môn về thư viện, có số lượng nhân viên đủ để cung cấp các dịch vụ thông tin cơ bản tới người học;
- Có các phòng máy tính phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tin học; các phòng học phù hợp cho việc học ngoại ngữ (nếu các cơ sở đào tạo có tổ chức các học phần tương ứng);
- Có phòng diễn án có các thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu thực hành xét xử các vụ án; có văn phòng thực hành pháp luật hoặc trung tâm tư vấn pháp luật được thiết kế phù hợp với ngành đào tạo;
- Có hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến theo quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hệ thống quản lý học tập bằng phần mềm cho phép kết nối giảng viên, người học và thực hiện việc cung cấp thông tin và tài nguyên học tập, đề cương của các môn học, các hoạt động học tập và tương tác;
- Có quyền truy cập và sử dụng các phần mềm cung cấp và cập nhật văn bản pháp luật Việt Nam; kết nối ít nhất một cơ sở dữ liệu nghiên cứu pháp luật nước ngoài;
- Có hệ thống quản lý học tập và quản lý đào tạo thường xuyên được cập nhật;
- Có thỏa thuận hợp tác với các cơ sở hành nghề luật để người học được trải nghiệm, thực hành, thực tập.
Quyết định 678/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/3/2025.
Như vậy, sinh viên Luật được cơ sở đào tạo Luật tạo điều kiện truy cập và sử dụng phần mềm cập nhật văn bản pháp luật Việt Nam kể từ ngày 14/3/2025.
Cơ sở đào tạo Luật phải tạo điều kiện cho sinh viên Luật sử dụng phần mềm cập nhật VBPL từ ngày 14/3/2025? (Hình từ Internet)
Phương pháp giảng dạy trong chương trình đào tạo đại học ngành luật thế nào theo chuẩn quy định?
Phương pháp giảng dạy theo chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BGDĐT năm 2025 được nêu tại tiểu mục 2.6 Mục 2 như sau:
- Phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung và chuẩn đầu ra của học phần; tích hợp kiến thức lý thuyết, thực tiễn và kỹ năng, tăng cường tính thực tiễn, định hướng hiệu quả để người học đạt được mục tiêu, chuẩn đầu ra của học phần.
- Trong hoạt động dạy - học sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy sau:
+ Phương pháp thuyết giảng;
+ Phương pháp thảo luận;
+ Phương pháp tranh biện;
+ Phương pháp tình huống;
+ Phương pháp đóng vai (phiên tòa giả định, hòa giải, đàm phán...);
+ Phương pháp làm việc nhóm;
+ Phương pháp trải nghiệm thực tế;
+ Các phương pháp khác phù hợp với chương trình đào tạo.
- Các học phần về kỹ năng và pháp luật tố tụng áp dụng hợp lý phương pháp tranh biện; nghiên cứu tình huống; đóng vai, thực hành diễn án trong phiên tòa giả định, phiên trọng tài, hòa giải, đàm phán; bình luận bản án...
Hiện nay có bao nhiêu ngành Luật?
Ngành Luật tại Việt Nam là lĩnh vực đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức sâu rộng về hệ thống pháp luật, đồng thời rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách khách quan.
Theo hệ thống pháp luật nước ta, hiện nay đang có 12 ngành luật. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm:
(1) Luật Hiến pháp
(2) Luật Hành chính
(3) Luật Hình sự
(4) Luật Tố tụng Hình sự
(5) Luật Dân sự
(6) Luật Tố tụng Dân sự
(7) Luật Đất đai
(8) Luật Tài chính
(9) Luật Ngân hàng
(10) Luật Hôn nhân và Gia đình
(11) Luật Lao động
(12) Luật Kinh tế










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu khi nhận quyết định bổ nhiệm hay? Tải về Mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc mới nhất, chi tiết?
- Mẫu thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới nhất 2025? Tải về mẫu thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở đâu?
- Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học năm 2025 có đáp án? Bộ câu hỏi Rung chuông vàng tiểu học từ khối 1 tới khối 5?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường trung học đạt kiểm định chất lượng giáo dục năm 2025 thực hiện ra sao?
- Số lượng xã sau sáp nhập tỉnh 2025 giảm 70 đến 75% số lượng hiện nay theo Tờ trình 624? Tiêu chuẩn xã sau sáp nhập?