Giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin là gì? Nội dung thực hiện giám sát trực tiếp bao gồm những gì?
- Giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin là gì
- Nội dung thực hiện giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin bao gồm những gì?
- Việc thực hiện giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin là gì
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT quy định thì giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin là hoạt động giám sát được tiến hành bằng cách đặt các thiết bị có chức năng phân tích luồng dữ liệu (quan trắc), thu nhận trực tiếp thông tin nhật ký, cảnh báo hệ thống được giám sát để phát hiện ra các dấu hiệu tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng.
Trong đó, giám sát trực tiếp bao gồm các hoạt động sau:
- Phân tích, thu thập các thông tin an toàn thông tin mạng:
+ Phân tích, quan trắc an toàn thông tin mạng trên đường truyền mạng/luồng thông tin tại các cổng kết nối Internet bằng các công cụ có khả năng phân tích đường truyền mạng để phát hiện tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng như thiết bị phát hiện/ngăn ngừa tấn công phù hợp với đối tượng được giám sát (ví dụ: IDS/IPS/Web Firewall v.v...);
+ Thu thập nhật ký (log file), cảnh báo an toàn thông tin mạng phản ánh hoạt động các ứng dụng, hệ thống thông tin, thiết bị an toàn thông tin.
- Tổng hợp, đồng bộ, xác minh và xử lý các thông tin an toàn thông tin mạng để phát hiện ra các tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng hoặc loại bỏ các thông tin không chính xác.
Giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin là gì? (hình từ internet)
Nội dung thực hiện giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT quy định thì yêu cầu giám sát trực tiếp đối với chủ quản hệ thống thông tin bao gồm các nội dung sau đây:
- Theo dõi, trực giám sát liên tục, lập báo cáo hàng ngày, đảm bảo hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin hoạt động và thu thập thông tin ổn định, liên tục;
- Xây dựng và ban hành các quy chế giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó quy định cụ thể về thời hạn định kỳ thống kê kết quả xử lý, lập báo cáo;
- Theo dõi, vận hành các thiết bị quan trắc cơ sở đảm bảo ổn định, liên tục, điều chỉnh kịp thời khi có các thay đổi và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để đảm bảo hiệu quả giám sát;
- Lập báo cáo kết quả giám sát hàng tuần để báo cáo chủ quản hệ thống thông tin, nội dung báo cáo tuần bao gồm đầy đủ các thông tin sau: thời gian giám sát; danh mục đối tượng bị tấn công cần chú ý (địa chỉ IP, mô tả dịch vụ cung cấp, thời điểm bị tấn công); kỹ thuật tấn công đã phát hiện được và chứng cứ liên quan; các đối tượng thực hiện tấn công; các thay đổi trong hệ thống được giám sát và hệ thống giám sát; v.v...;
- Tiến hành phân loại nguy cơ, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng tùy theo tình hình cụ thể;
- Định kỳ thống kê kết quả xử lý nguy cơ, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng để phục vụ công tác lưu trữ, báo cáo;
- Trong trường hợp chủ quản hệ thống thông tin đề nghị đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát cơ sở hoặc hệ thống thuộc trách nhiệm giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm cung cấp và cập nhật thông tin về hệ thống thông tin cần giám sát và mô tả phương án kỹ thuật triển khai hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu phiếu cung cấp thông tin tại Phụ lục 1, trong đó có các thông tin:
+ Mô tả đối tượng được giám sát, bao gồm các thông tin cơ bản sau đây: địa chỉ IP, tên miền, dịch vụ cung cấp, tên và phiên bản hệ điều hành, phần mềm ứng dụng web;
+ Vị trí đặt hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin, dung lượng các đường truyền kết nối vào đối tượng giám sát của chủ quản hệ thống thông tin, các thông tin dự kiến thu thập và giao thức thu thập, ví dụ cảnh báo của IDS, nhật ký tường lửa (log firewall), nhật ký máy chủ web (log web server), v.v...
- Năng lực lưu trữ thông tin giám sát tối thiểu đạt mức trung bình 30 ngày hoạt động trong điều kiện bình thường;
- Cung cấp thông tin giám sát theo định kỳ hoặc đột xuất có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo hoạt động giám sát của chủ quản hệ thống thông tin định kỳ 06 tháng theo mẫu tại Phụ lục 2.
Việc thực hiện giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Thông tư 31/2017/TT-BTTTT thì việc thực hiện giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo được thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Chủ động theo dõi, phân tích, phòng ngừa để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng.
- Đảm bảo hoạt động ổn định, bí mật cho thông tin được cung cấp, trao đổi trong quá trình giám sát.
- Có sự điều phối, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hoạt động giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông và hoạt động giám sát của chủ quản hệ thống thông tin; từng bước xây dựng khả năng liên thông giữa hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông và hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin trên phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?