Dấu gạch ngang là gì? Công dụng của dấu gạch ngang? Ví dụ về dấu gạch ngang? Lớp 5 được học công dụng của dấu gạch ngang?

Dấu gạch ngang là gì? Công dụng của dấu gạch ngang? Ví dụ về dấu gạch ngang? Lớp 5 có được học công dụng của dấu gạch ngang không? Nhiệm vụ học sinh lớp 5 được quy định như thế nào theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT?

Dấu gạch ngang là gì? Công dụng của dấu gạch ngang? Ví dụ về dấu gạch ngang?

Dấu gạch ngang (-) là một dấu câu của Tiếng Việt.

Dấu gạch ngang khác với dấu gạch nối. Dấu gạch nối (-) ngắn hơn và thường được dùng để nối các tiếng trong một từ mượn (ví dụ: ra-đi-ô) hoặc các thành phần của một từ ghép (ví dụ: xanh-đỏ). Dấu gạch ngang (–) có khoảng trắng ở cả hai bên khi sử dụng trong câu.

Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng, bao gồm:

(1) Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

Ví dụ:

Bà hỏi:

– Cháu tên gì?

– Thưa bà, cháu tên Lan ạ!

(2) Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

Ví dụ:

Các môn thể thao yêu thích của tôi là:

– Bóng đá

– Bơi lội

– Cầu lông

(3) Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Ví dụ:

Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến – là một thành phố tuyệt đẹp.

Sách của Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi – luôn được các em yêu thích.

(4) Đặt giữa hai hoặc nhiều tên riêng để chỉ một liên danh.

Ví dụ:

Chuyến bay Hà Nội – Đà Nẵng sẽ khởi hành lúc 10 giờ.

Đến Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi thích thú ngắm nhìn động Thiên Đường kì vĩ với các nhũ đá đẹp lộng lẫy.

(5) Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.

Ví dụ:

Nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt dao động từ 18 – 25 độ C.

Trận đấu diễn ra trong 90 – 120 phút.

(6) Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

Ví dụ:

Quan hệ Việt – Lào ngày càng bền chặt.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Dấu gạch ngang là gì? Công dụng của dấu gạch ngang? Ví dụ về dấu gạch ngang? Lớp 5 được học công dụng của dấu gạch ngang?

Dấu gạch ngang là gì? Công dụng của dấu gạch ngang? Ví dụ về dấu gạch ngang? (Hình từ Internet)

Lớp 5 có được học công dụng của dấu gạch ngang không?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn bàn hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về nội dung kiến thức tiếng việt mà học sinh lớp 5 được học như sau:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
1.2. Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
2.1. Vốn từ theo chủ điểm
2.2. Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác
2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng
2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”
2.5. Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng
2.6. Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.
3.1. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng
3.2. Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng
3.3. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)
4.1. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng
4.2. Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng
4.3. Kiểu văn bản và thể loại
- Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể
- Bài văn tả người, phong cảnh
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện
- Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội
- Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)
5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

Theo đó, một trong những kiến thức tiếng việt mà học sinh lớp 5 được học là công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu).

Nhiệm vụ học sinh lớp 5 như thế nào?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học (học sinh lớp 5) như sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
05 đoạn văn cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học? Lập dàn ý? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền? Lập dàn ý? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?
Pháp luật
Chất dung môi là gì? Chất dung môi có độc không? Phân biệt được chất dung môi và dung dịch là yêu cầu cần đạt trong môn khoa học tự nhiên lớp mấy?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn ngắn về lý do em thích nhân vật Thánh Gióng trong chương trình môn Ngữ văn? Chương trình giáo dục môn Ngữ Văn có mục tiêu chung ra sao?
Pháp luật
Điển tích điển cố là gì? Một số điển tích, điển cố là gì? Học sinh lớp 9 được lưu ban bao nhiêu lần trong một cấp học?
Pháp luật
5 Viết 3 4 câu thể hiện tình cảm của em với mẹ? Chương trình giáo dục phổ thông được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Địa lí trong chương trình THPT? Đặc điểm của môn Địa lí trong giáo dục?
Pháp luật
Thành phần cảm thán là gì? Ví dụ về thành phần cảm thán là gì? Thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn tả ngày hội đọc sách ở trường em? Tả ngày hội đọc sách ở trường em lớp 5 ngắn gọn? Ngày Hội đọc sách là ngày mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
77 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào