Đậu đỗ là gì? Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng của đậu đỗ hiện nay được quy định như thế nào?
Đậu đỗ là gì?
Đậu đỗ được giải thích tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9705:2013 như sau:
Mô tả
2.1. Định nghĩa sản phẩm
Đậu đỗ là các hạt khô của cây họ Đậu, được phân biệt với hạt cây họ Đậu có dầu bởi hàm lượng chất béo thấp. Đậu đỗ trong tiêu chuẩn này bao gồm:
- Các loài thuộc chi Đậu côve (Phaseolus spp.) [ngoại trừ đậu mười Phaseolus mungo L.syn. Vigna mungo (L.) Hepper và đậu xanh Phaseolus aureus Roxb. Syn. Phaseolus radiatur L., Virna radiata (L.) Wilczek];
- Đậu lăng (thiết đậu) Lens culinaris Medic. Syn. Lens esculenta Moench;
- Đậu Hà Lan Pisum sativum L.;
- Đậu hồi Cicer arientinum L.;
- Đậu răng ngựa Vicia faba L.;
- Đậu dải (đậu đũa) Vigna unguiculata (L.) Walp. Syn. Vigna sesquipedalis Fruhw., Vigna sinensis (L.) Savi exd Hassk.
...
Theo đó, đậu đỗ là các hạt khô của cây họ Đậu, được phân biệt với hạt cây họ Đậu có dầu bởi hàm lượng chất béo thấp. Đậu đỗ trong tiêu chuẩn này bao gồm:
- Các loài thuộc chi Đậu côve (Phaseolus spp.) [ngoại trừ đậu mười Phaseolus mungo L.syn. Vigna mungo (L.) Hepper và đậu xanh Phaseolus aureus Roxb. Syn. Phaseolus radiatur L., Virna radiata (L.) Wilczek];
- Đậu lăng (thiết đậu) Lens culinaris Medic. Syn. Lens esculenta Moench;
- Đậu Hà Lan Pisum sativum L.;
- Đậu hồi Cicer arientinum L.;
- Đậu răng ngựa Vicia faba L.;
- Đậu dải (đậu đũa) Vigna unguiculata (L.) Walp. Syn. Vigna sesquipedalis Fruhw., Vigna sinensis (L.) Savi exd Hassk.
Đậu đỗ (Hình từ Internet)
Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng của đậu đỗ hiện nay được quy định như thế nào?
Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng của đậu đỗ hiện nay được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9705:2013 như sau:
Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng
3.1. Chỉ tiêu chất lượng chung
3.1.1. Đậu đỗ phải an toàn và thích hợp để dùng làm thức ăn cho người.
3.1.2. Đậu đỗ không được có mùi, vị lạ và không được có côn trùng sống.
3.1.3. Đậu đỗ không được lẫn tạp chất (các tạp chất có nguồn gốc từ động vật, bao gồm cả xác côn trùng) với lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.2. Chỉ tiêu chất lượng cụ thể
3.2.1. Độ ẩm
3.2.1.1. Có hai mức độ ẩm tối đa được đưa ra để đáp ứng các điều kiện khí hậu và các hoạt động kinh doanh khác nhau. Các giá trị thấp hơn tại cột đầu tiên được dùng cho điều kiện khí hậu nhiệt đới hoặc khi bảo quản dài hạn (nhiều hơn một vụ mùa). Các giá trị trong cột thứ hai được dùng cho điều kiện khí hậu ôn hòa hơn hoặc khi bảo quản ngắn hạn.
Tại một số nơi đến có thể yêu cầu giới hạn độ ẩm thấp hơn do các điều kiện khí hậu, quá trình vận chuyển và bảo quản.
3.2.1.2. Trong trường hợp đậu đỗ được bán ở dạng không có vỏ hạt thì độ ẩm tối đa phải thấp hơn 2% (giá trị tuyệt đối) so với các giới hạn độ ẩm nêu trên.
3.2.2. Chất ngoại lai bao gồm tạp chất có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ (bụi, cành cây, vỏ hạt, hạt của các loại khác, côn trùng chết, mảnh vỡ hoặc xác côn trùng, các tạp chất khác có nguồn gốc động vật). Hàm lượng chất ngoại lai trong đậu đỗ không được lớn hơn 1%, trong đó hàm lượng chất khoáng không được lớn hơn 0,25% và hàm lượng côn trùng chết, mảnh vỡ hoặc xác côn trùng và/hoặc các tạp chất khác có nguồn gốc từ động vật không được lớn hơn 0,10%.
3.2.2.1. Hạt có chứa độc tố
Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này không được chứa các hạt có chứa độc tố với lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như:
- hạt cây lục lạc (Crotalaria spp.), hạt cỏ dại (Agrostemma githago L.), hạt thầu dầu (Ricinus communis L.), hạt cà độc dược (Datura spp.) và các loại hạt khác có hại cho sức khỏe con người.
Như vậy, thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng của đậu đỗ hiện nay được quy định như trên.
Việc ghi nhãn cho thực phẩm bao gói sẵn của đậu đỗ được thực hiện như thế nào?
Việc ghi nhãn cho thực phẩm bao gói sẵn của đậu đỗ được thực hiện theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9705:2013 như sau:
Bao gói
6.1. Bao bì dùng để đóng gói đậu đỗ phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, dinh dưỡng, công nghệ và tính chất cảm quan của sản phẩm.
6.2. Bao bì, bao gồm cả vật liệu bao gói phải được làm bằng chất liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng. Bao bì không được thôi nhiễm bất kỳ các chất độc hoặc mùi, vị không mong muốn nào vào sản phẩm.
6.3. Nếu sản phẩm được đóng gói trong các bao tải thì phải sử dụng bao tải sạch, bền và được khâu chắc chắn hoặc làm kín.
Như vậy, việc ghi nhãn cho thực phẩm bao gói sẵn của đậu đỗ được thực hiện như sau:
- Bao bì dùng để đóng gói đậu đỗ phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, dinh dưỡng, công nghệ và tính chất cảm quan của sản phẩm.
- Bao bì, bao gồm cả vật liệu bao gói phải được làm bằng chất liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng. Bao bì không được thôi nhiễm bất kỳ các chất độc hoặc mùi, vị không mong muốn nào vào sản phẩm.
- Nếu sản phẩm được đóng gói trong các bao tải thì phải sử dụng bao tải sạch, bền và được khâu chắc chắn hoặc làm kín.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?