Đặt tên trạm định vị vệ tinh quốc gia phải thỏa mãn các yêu cầu gì? Đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia như thế nào?
Đặt tên trạm định vị vệ tinh quốc gia phải thỏa mãn các yêu cầu gì?
Tên trạm định vị vệ tinh quốc gia quy định ở khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định:
Đặt tên và đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia
1. Tên trạm định vị vệ tinh quốc gia gồm có tên đầy đủ và tên rút gọn. Tên đầy đủ được lấy theo địa danh của khu vực đặt trạm. Tên rút gọn gồm 04 ký tự được viết tắt từ tên đầy đủ, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Dễ nhận biết so với tên đầy đủ;
b) Không được trùng nhau trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia;
c) Không trùng với tên đã có của các điểm trong mạng lưới IGS (đối với các điểm tham gia mạng lưới trạm định vị vệ tinh của tổ chức IGS).
...
Theo đó, tên trạm định vị vệ tinh quốc gia gồm có tên đầy đủ và tên rút gọn.
Tên đầy đủ được lấy theo địa danh của khu vực đặt trạm.
Ngoài ra, tên rút gọn gồm 04 ký tự được viết tắt từ tên đầy đủ, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Dễ nhận biết so với tên đầy đủ;
- Không được trùng nhau trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia;
- Không trùng với tên đã có của các điểm trong mạng lưới IGS (đối với các điểm tham gia mạng lưới trạm định vị vệ tinh của tổ chức IGS).
Trạm định vị vệ tinh quốc gia (Hình từ Internet)
Đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia như thế nào?
Đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định:
Đặt tên và đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia
...
2. Số hiệu của trạm định vị vệ tinh quốc gia có 09 ký tự bao gồm: 02 ký tự đầu tiên là mã vùng quốc gia, 04 ký tự tiếp theo là tên rút gọn của trạm, 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của trạm trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia trong đó trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục được đánh số từ 001 đến 039, trạm tham chiếu hoạt động liên tục được đánh số từ 040 trở đi. Số hiệu của trạm định vị vệ tinh quốc gia phải đảm bảo là duy nhất trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.
Theo đó, số hiệu của trạm định vị vệ tinh quốc gia có 09 ký tự bao gồm:
- 02 ký tự đầu tiên là mã vùng quốc gia;
- 04 ký tự tiếp theo là tên rút gọn của trạm;
- 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của trạm trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia trong đó trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục được đánh số từ 001 đến 039, trạm tham chiếu hoạt động liên tục được đánh số từ 040 trở đi.
Lưu ý: Số hiệu của trạm định vị vệ tinh quốc gia phải đảm bảo là duy nhất trong mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.
Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải đảm bảo các quy định chung nào?
Quy định chung về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia tại Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT cụ thể:
- Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia bao gồm các trạm định vị vệ tinh quốc gia và trạm điều khiển xử lý trung tâm được kết nối với nhau qua internet đảm bảo việc thu nhận dữ liệu được liên tục, ổn định.
- Trạm điều khiển xử lý trung tâm bao gồm trung tâm dữ liệu và phòng điều khiển được kết nối với nhau qua hệ thống mạng LAN có chức năng xử lý, tính toán, cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, định vị, dẫn đường độ chính xác cao, nghiên cứu khoa học.
- Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xây dựng đồng bộ, phủ trùm trên toàn quốc trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia; được tính toán xác định tọa độ thường xuyên, liên tục theo ngày trong hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF;
Được xác định giá trị trọng lực và sự biến thiên của giá trị trọng lực với chu kỳ đo lặp 10 năm/lần.
- Mô hình Geoid phục vụ cho việc xác định độ cao thủy chuẩn là mô hình Geoid được xây dựng phù hợp với lãnh thổ Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đồng thời với việc cung cấp các dịch vụ của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia. Độ cao thủy chuẩn h = H-N (trong đó H là độ cao trắc địa, N là độ cao Geoid được nội suy từ mô hình Geoid nói trên).
- Một số trạm định vị vệ tinh quốc gia ven biển cần được liên kết với trạm hải văn gần nhất để có số liệu quan trắc mực nước biển phục vụ việc thiết lập hệ độ cao quốc gia, chính xác hóa mô hình Geoid, quan trắc sự dâng lên của nước biển.
- Mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia phải có khả năng mở rộng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính tương thích với hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các hệ thống định vị, dẫn đường bằng vệ tinh hiện có trên thế giới.
Lưu ý:
- IGS (International GNSS Service): Tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ về hệ thống GNSS;
- ITRF (International Terrestrial Reference Frame): Hệ quy chiếu trắc địa quốc tế;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?