Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như thế nào? Đảm nhận chức danh thuyền trưởng theo quy định pháp luật ra sao?
- Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được quy định như thế nào?
- Thuyền trưởng theo quy định pháp luật
- Đảm nhận chức danh thuyền trưởng theo quy định pháp luật
Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Theo Điều 31 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện phải có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
- Việc đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện phải thực hiện đúng nội dung, chương trình quy định cho từng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, loại chứng chỉ chuyên môn (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; quy chế tuyển sinh; nội dung, chương trình đào tạo; các loại chứng chỉ chuyên môn; quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định điều kiện của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; quy chế tuyển sinh; nội dung, chương trình đào tạo; quy chế thi, cấp, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như thế nào? Đảm nhận chức danh thuyền trưởng theo quy định pháp luật ra sao?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được quy định như thế nào?
Tại Điều 30 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định giầy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” từ “bằng” tại tên Điều này theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
- Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
- Giầy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Thuyền trưởng theo quy định pháp luật
Tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngưạ hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người ( Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Đảm nhận chức danh thuyền trưởng theo quy định pháp luật
Theo Điều 33 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định về đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện phù hợp với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?