Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức gì? Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ chính gì?
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức gì?
Theo Điều 1 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định nhiệm vụ của Ban cán sự đảng Chính phủ bao gồm:
Vị trí, chức năng
Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
Căn cứ quy định trên thì Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập.
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
Theo Điều 1 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Chức năng
Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương (gọi chung là cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể) theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hình từ Internet)
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ chính gì?
Theo Điều 2 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ chính bao gồm:
Nhiệm vụ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phương hướng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức bộ máy, cán bộ theo thẩm quyền, phân cấp; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng; phối hợp với các cấp ủy đảng thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong đảng bộ.
2. Đảng đoàn, ban cán sự đảng thảo luận tập thể, biểu quyết và quyết nghị các vấn đề sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, lĩnh vực được phân công. Cụ thể hoá chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình, kế hoạch thực hiện của cơ quan, ngành, lĩnh vực.
- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án quan trọng mà đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo.
- Triển khai thí điểm một số chủ trương mới theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Lãnh đạo, chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức, bộ máy và biên chế, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo phân cấp.
- Lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng trong lĩnh vực được phân công. Cho chủ trương, quan điểm xử lý kỷ luật đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý.
3. Phối hợp với các ban, cơ quan Trung ương của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng ủy cơ quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng đảng bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh.
Trước đây, theo Điều 2 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định nhiệm vụ của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ
1- Lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể quán triệt và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị, tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp.
2- Đảng đoàn, ban cán sự đảng thảo luận tập thể, quyết nghị các vấn đề sau:
- Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình, kế hoạch thực hiện trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
- Lãnh đạo, chỉ đạo xác định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm và các đề án, dự án quan trọng của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
- Lãnh đạo, chỉ đạo những định hướng chính trong các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng mà cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể có trách nhiệm trong soạn thảo; những nội dung quan trọng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Các đề án về kiện toàn tổ chức bộ máy; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách… đối với cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
- Lãnh đạo kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực được phân công.
3- Phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng ủy cơ quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Chế độ làm việc của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định ra sao?
Theo Điều 7 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định về chế độ làm việc của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Chế độ làm việc
1. Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 1 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất khi cần; các cuộc họp chỉ được thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Nội dung cuộc họp phải ghi biên bản và ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết và đột xuất không tổ chức được cuộc họp thì được lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng điều hành công việc chung, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; chủ trì các cuộc họp, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản của đảng đoàn, ban cán sự đảng. Khi có yêu cầu đột xuất, nếu bí thư đi vắng hoặc chưa có bí thư thì phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được ủy quyền chủ trì cuộc họp và ký văn bản, báo cáo.
3. Phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được phân công giải quyết công việc thường xuyên, trực tiếp phụ trách văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng; các ủy viên khác thực hiện nhiệm vụ theo phân công. Thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng phải thực hiện nghiêm chế độ bảo mật và phát ngôn về nội dung cuộc họp đảng đoàn, ban cán sự đảng.
4. Căn cứ nội dung cuộc họp, đảng đoàn, ban cán sự đảng mời đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan dự. Cuộc họp có nội dung về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ phải mời đại diện các ban, cơ quan Trung ương của Đảng có liên quan dự.
5. Sau mỗi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng là ủy viên Trung ương Đảng (hoặc được mời dự Hội nghị Trung ương) có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của Hội nghị đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan; chỉ đạo thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến cơ quan.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 8 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Chế độ làm việc
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 3 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ. Các văn bản của cuộc họp được gửi trước đến các ủy viên. Nội dung các cuộc họp phải ghi biên bản, có kết luận và nếu cần ra nghị quyết để thực hiện.
2- Bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng điều hành công việc chung, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chủ trì các phiên họp của đảng đoàn, ban cán sự đảng, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Khi có yêu cầu đột xuất, nếu bí thư vắng mặt, thì phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được ủy quyền chủ trì phiên họp và ký văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3- Đồng chí phó bí thư (nếu có) hoặc một ủy viên được phân công giải quyết công việc thường xuyên, trực tiếp phụ trách văn phòng đảng đoàn, ban cán sự đảng. Các ủy viên khác thực hiện nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt của đảng đoàn, ban cán sự đảng.
4- Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu, đảng đoàn, ban cán sự đảng báo cáo Ban Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền quản lý của đảng đoàn, ban cán sự đảng.
5- Sau mỗi kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng là Ủy viên Trung ương Đảng (hoặc được mời dự họp Trung ương) có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của nghị quyết Trung ương đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị; chỉ đạo việc triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?