Dân quân thường trực có được trợ cấp lao động tăng thêm khi kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không?
- Dân quân thường trực có được trợ cấp lao động tăng thêm khi kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không?
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực là bao lâu? Được kéo dài tối đa bao lâu?
- Ai có thẩm quyền kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ?
Dân quân thường trực có được trợ cấp lao động tăng thêm khi kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ như sau:
Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ
1. Chế độ, chính sách đối với dân quân khi làm nhiệm vụ được quy định như sau:
a) Đối với dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế được trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn; được hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động; được trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Khi làm nhiệm vụ trên biển được hưởng phụ cấp đặc thù đi biển; khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi và về;
...
c) Đối với dân quân thường trực được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm a khoản này; được hưởng trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.
...
Theo đó, Dân quân thường trực được hưởng chế độ, chính sách sau:
- Được trợ cấp ngày công lao động, bảo đảm tiền ăn;
- Được hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động;
- Được trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Khi làm nhiệm vụ trên biển được hưởng phụ cấp đặc thù đi biển; khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi và về.
Ngoài ra, còn được hưởng các chính sách đặc thù sau:
- Trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình;
- Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ;
- Được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.
Dân quân thường trực có được trợ cấp lao động tăng thêm khi kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ không? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực là bao lâu? Được kéo dài tối đa bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
...
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân thường trực là 02 năm.
Bên cạnh đó, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ được kéo dài tối đa 02 năm.
Ai có thẩm quyền kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người có thẩm quyền quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?