Đài vô tuyến điện là gì? Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần có quyền lắp đặt đài vô tuyến điện không?
Đài vô tuyến điện là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
...
Theo đó, đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện.
Ngoài ra, đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
Đài vô tuyến điện là gì? Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần có quyền lắp đặt đài vô tuyến điện không? (Hình từ Internet)
Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần có quyền lắp đặt đài vô tuyến điện không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 29 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần
1. Quyết định số lượng, chủng loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động trong mạng thông tin vô tuyến điện.
2. Không phải xin giấy phép sử dụng tần số vô thiết bị vô tuyến điện cho từng thiết bị vô tuyến điện sử dụng trong mạng thông tin vô tuyến điện.
3. Khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.
4. Thực hiện đúng các quy định của giấy phép; báo cáo, bổ sung kịp thời các thay đổi về kỹ thuật, danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong mạng thông tin vô tuyến điện.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
6. Thiết kế, lắp đặt đài vô tuyến điện, cột ăng-ten phù hợp với quy định về an toàn bức xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, an toàn xây dựng, an toàn hàng không và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Xử lý nhiễu có hại giữa các thiết bị vô tuyến điện trong nội bộ mạng thông tin vô tuyến điện của mình.
8. Phối hợp với tổ chức được cấp giấy phép ở băng tần liền kề trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và phòng tránh nhiễu có hại.
9. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tần số vô tuyến điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10. Thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
11. Tham gia đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp quy định tại Điều 41 của Luật này.
12. Tuân thủ thỏa thuận phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần có quyền được lắp đặt đài vô tuyến điện phù hợp với quy định về an toàn bức xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, an toàn xây dựng, an toàn hàng không và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện xử lý nhiễu có hại theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:
Theo đó, cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện xử lý nhiễu có hại theo nguyên tắc sau đây:
- Ưu tiên phát xạ vô tuyến điện trong độ rộng băng tần cần thiết đối với đài vô tuyến điện, hạn chế ở mức thấp nhất phát xạ vô tuyến điện không mong muốn;
- Ưu tiên nghiệp vụ chính hơn nghiệp vụ phụ trong việc thay đổi tần số vô tuyến điện hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng để xử lý nhiễu có hại;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại áp dụng biện pháp thay đổi tần số vô tuyến điện, hạn chế công suất phát, thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính hướng của ăng-ten phát, phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài vô tuyến điện gây nhiễu để khắc phục nhiễu;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện ngừng sử dụng các thiết bị này nếu gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh cho đến khi đã khắc phục được nhiễu có hại;
- Tổ chức, cá nhân gây nhiễu do không thực hiện đúng quy định của giấy phép phải chịu chi phí cho việc chuyển đổi tần số vô tuyến điện, chuyển đổi thiết bị vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện phải khắc phục nhiễu có hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?