Cựu Thủ tướng Chính phủ qua đời có được tổ chức Lễ Quốc tang hay không? Thông tin về Lễ Quốc tang sẽ được công bố khi nào?
Thông tin về Lễ Quốc tang được chính thức công bố khi nào?
Việc đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang được quy định tại Điều 9 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Theo quy định trên thì sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
Trước đó, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.
Thông tin về Lễ quốc tang sẽ được đăng tin trên các phương tiện thông tin như:
(1) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm:
- Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang;
- Tiểu sử, ảnh người từ trần;
- Nghi thức cả nước để tang;
- Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước.
(2) Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Cựu Thủ tướng Chính phủ qua đời có được tổ chức Lễ Quốc tang hay không? (Hình từ Internet)
Cựu Thủ tướng Chính phủ qua đời có được tổ chức Lễ Quốc tang hay không?
Các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Theo đó, những đối tượng được tổ chức Lễ Quốc tang bao gồm
(1)Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
(2) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(3) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(4) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc tổ chức Lễ Quốc tang sẽ được áp dụng cho cả đối tượng đang giữ hoặc thôi giữ chức vụ.
Như vậy, cựu Thủ tướng Chính phủ sẽ thuộc đối tượng được tổ chức Lễ Quốc tang khi qua đời.
Cựu Phó Thủ tướng Chính phủ qua đời có được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước không?
Đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước được quy định tại Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:
a) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
g) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.
2. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được quy định như sau:
Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.
Như vậy, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ thuộc đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước khi qua đời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?