Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có quyền quyết định việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương không?
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân không?
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 1 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Phổ biến giáo dục pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật.
2. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có các đơn vị trực thuộc nào?
Các đơn vị trực thuộc Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của Bộ.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Cục:
- Văn phòng;
- Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phòng Tiếp cận pháp luật và Hòa giải ở cơ sở.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Như vậy, theo quy định, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có các đơn vị trực thuộc sau đây:
- Văn phòng;
- Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Phòng Tiếp cận pháp luật và Hòa giải ở cơ sở.
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật có quyền quyết định việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương không?
Quyền hạn của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 2 Quyết định 996/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
7. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
8. Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
9. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; trình Bộ trưởng quyết định việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương theo quy định của pháp luật.
10. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; chủ trì tổ chức các hoạt động truyền thông chính sách trong xây dựng, thực hiện và hoàn thiện chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
11. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý, vận hành, nâng cấp Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, hệ thống thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
...
Như vậy, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật không có quyền quyết định mà chỉ được trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?