Công trình hồ chứa được phân thành mấy cấp? Yêu cầu về tài liệu cơ bản đối với công trình hồ chứa được quy định như thế nào?
Công trình hồ chứa được phân thành mấy cấp?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10778:2015 quy định phân cấp và phân loại hồ chứa như sau:
Phân cấp và phân loại hồ chứa
4.1 Phân cấp công trình hồ chứa
Công trình hồ chứa được phân thành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, được quy định trong phụ lục A.
4.2 Phân loại
Trong tiêu chuẩn này hồ chứa nước được phân loại như sau:
a) Căn cứ vào cấp công trình, hồ chứa nước được chia thành ba loại theo quy mô như sau:
1) Hồ loại lớn: Các hồ cấp đặc biệt, cấp I và cấp II;
2) Hồ loại vừa: Các hồ cấp III;
3) Hồ loại nhỏ: Các hồ cấp IV;
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc công trình hồ chứa được phân thành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, được quy định trong phụ lục A.
Công trình hồ chứa (Hình từ Internet)
Yêu cầu về tài liệu cơ bản công trình hồ chứa được quy định như thế nào?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10778:2015 quy định yêu cầu về tài liệu cơ bản hồ chứa như sau:
Yêu cầu về tài liệu cơ bản
5.1 Tài liệu về điều kiện tự nhiên
Các tài liệu về điều kiện tự nhiên sau đây rất cần thiết cho tính toán bùn cát bồi lắng, tính toán điều tiết hồ chứa và xác định các loại mực nước đặc trưng của hồ chứa nước. Thành phần, khối lượng và yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại tài liệu cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu của từng giai đoạn thiết kế và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan:
a) Tài liệu về khí tượng - thủy văn;
b) Bình đồ khu vực lòng hồ;
c) Tài liệu dòng chảy và phân phối dòng chảy đến hồ tương ứng với tần suất thiết kế và tần suất kiểm tra (dòng chảy năm, dòng chảy mùa kiệt, dòng chảy mùa lũ, đường quá trình lưu lượng thực đo trong mùa lũ và trong mùa kiệt);
d) Đường quan hệ giữa cao trình mực nước với lưu lượng dòng chảy của mặt cắt ngang sông ở phía hạ lưu đập ngăn sông và công trình xả nước;
e) Các tài liệu liên quan đến lượng mưa (mưa ngày, mưa năm), lượng bốc hơi nước và đặc điểm khí hậu, khí tượng trên lưu vực;
f) Đặc điểm động đất và kiến tạo trong khu vực;
g) Đặc điểm địa chất lòng hồ, bờ hồ, các sườn dốc và trên lưu vực;
h) Đặc điểm địa hình và địa mạo lưu vực hồ như độ dốc lưu vực và độ dốc của sườn dốc, hình dạng lưu vực, mức độ phức tạp và chia cắt của lưu vực;
i) Bùn cát trong sông suối chảy vào hồ như hàm lượng bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy;
k) Các số liệu về thiên tai đã xảy ra trên lưu vực hồ như bão, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất;
l) Đặc tính đất, hiện trạng rừng và chất lượng thảm phủ trên lưu vực hồ (rừng tự nhiên, rừng trồng, đồi hoang, đất canh tác, mật độ che phủ và tỷ lệ che phủ, phân bố các loại thảm phủ trên lưu vực).
CHÚ THÍCH:
1) Tài liệu về khảo sát địa chất công trình tuân theo TCVN 8477:2010;
2) Tài liệu về khảo sát địa hình khu vực lòng hồ tuân theo TCVN 8478:2010;
3) Tài liệu nêu ở khoản b được sử dụng để thiết lập các đường đặc tính hồ chứa nước, xác định phạm vi lòng hồ và phạm vi ngập lụt vùng thượng lưu khi hồ chứa vận hành điều tiết;
4) Các tài liệu nêu từ khoản b đến khoản g được sử dụng để tính toán điều tiết xác định các loại mực nước đặc trưng của hồ chứa và xác định các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình hồ chứa nước;
5) Các tài liệu nêu từ khoản g đến khoản l được sử dụng để dự đoán thể tích đất sạt trượt vào phần dung tích hồ và thể tích bùn cát bồi lắng trong lòng hồ.
5.2 Tài liệu về phát triển kinh tế - xã hội
Gồm các tài liệu chính sau đây:
a) Yêu cầu sử dụng nước từ hồ chứa và cao trình mực nước ở hạ lưu cần đáp ứng cho từng đối tượng hưởng lợi như cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát điện, công nghiệp, du lịch, dân sinh, duy trì dòng chảy môi trường, các đối tượng dùng nước đang hoạt động ở thời điểm hiện tại và dự báo phát triển trong tương lai);
b) Yêu cầu về phòng lũ và an toàn cho dân cư, sản xuất, giao thông, quốc phòng và các công trình ở vùng hạ lưu hồ;
c) Yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng trên lưu vực cần đáp ứng khi hình thành hồ chứa nước;
d) Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên lưu vực hồ như tỷ lệ diện tích và phân bố các loại đất đang được sử dụng, cơ cấu cây trồng và biện pháp canh tác trên đất dốc, tình trạng khai thác lâm sản và khoáng sản.
CHÚ THÍCH: Tài liệu nêu ở khoản d dùng để dự đoán dòng chảy bùn cát xâm nhập vào hồ và thể tích bùn cát bồi lắng trong lòng hồ.
Như vậy, yêu cầu về tài liệu cơ bản đối với công trình hồ chứa gồm tài liệu về điều kiện tự nhiên và tài liệu về phát triển kinh tế - xã hội được quy định cụ thể như trên.
Mực nước chết của hồ chứa được quy định ra sao?
Theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10778:2015 quy định mực nước chết của hồ chứa quy định như sau:
Mực nước chết
7.1 Yêu cầu chung
7.1.1 Tính toán xác định cao trình mực nước chết của hồ chứa phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Tạo đủ dung tích để chứa hết lượng bùn cát lắng đọng trong lòng hồ tương ứng với thời gian quy định tuổi thọ của hồ;
b) Khi mực nước trong hồ ở cao trình mực nước chết vẫn đảm bảo điều kiện khai thác bình thường, có chế độ thủy lực ổn định qua công trình lấy nước và cấp đủ nước theo yêu cầu cho các đối tượng dùng nước.
CHÚ THÍCH: Cao trình mực nước chết sau khi đã trừ các tổn thất trên đường dẫn phải bằng hoặc lớn hơn cao trình cấp nước yêu cầu.
7.1.2 Đối với hồ chứa nước đa mục tiêu, ngoài yêu cầu thỏa mãn điều kiện bồi lắng bùn cát trong lòng hồ còn phải xác định cao trình mực nước chết tương ứng theo từng nhiệm vụ riêng biệt. Căn cứ vào thứ tự ưu tiên và mức độ ưu tiên cấp nước của từng nhiệm vụ và khả năng cấp nước của hồ, thông qua phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn cao trình mực nước chết phù hợp.
7.2 Theo điều kiện bồi lắng
Cao trình ngưỡng cống (mặt trên của đáy cống lấy nước), ký hiệu là Zng tại vị trí cửa vào không được thấp hơn cao trình bùn cát bồi lắng (ký hiệu là Zbc) sau thời gian T năm vận hành (tương ứng với tuổi thọ của hồ chứa nước), đồng thời phải thấp hơn cao trình mực nước chết (ký hiệu là Zc) một khoảng Dh để bảo đảm cống hoạt động bình thường dẫn được lưu lượng thiết kế. Có thể tham khảo phương pháp tính toán xác định thể tích bùn cát, cao trình bùn cát lắng đọng trong lòng hồ sau thời gian vận hành khai thác và xác định cao trình mực nước chết theo điều kiện bồi lắng nêu tại phụ lục B.
...
Theo đó, mực nước chết của hồ chứa được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?