Công thức tính tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng là gì?
- Công thức tính tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng là gì?
- Tỷ lệ trích lập tiền dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp nào?
Công thức tính tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng là gì?
Công thức tính tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ, Ai là số tiền bán nợ chưa thu được đầy đủ.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
Công thức tính tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng là gì? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ trích lập tiền dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Tỷ lệ trích lập tiền dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Mức trích lập dự phòng cụ thể
...
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
Theo đó, tỷ lệ trích lập tiền dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Nhóm 1: 0%;
- Nhóm 2: 5%;
- Nhóm 3: 20%;
- Nhóm 4: 50%;
- Nhóm 5: 100%
Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp nào?
Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Mức trích lập dự phòng cụ thể
....
5. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Quá thời gian 01 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và quá thời gian 02 năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
6. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại Điều 5 Nghị định này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại Điều 6 Nghị định này.
7. Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định, quyết định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không có quy định về trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định này trên cơ sở nhóm nợ được phân loại theo quy định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
8. Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
9. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo đó, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp sau:
- Tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP;
- Quá thời gian 01 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và quá thời gian 02 năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2024/NĐ-CP với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định, quyết định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không có quy định về trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP trên cơ sở nhóm nợ được phân loại theo quy định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?