Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo chế độ nào?
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện trong toàn Ngành, có sự phân cấp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH các tỉnh) và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (viết tắt là BHXH Việt Nam).
2. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, ngạch viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển chung của Ngành và nhu cầu cần thiết của các nội dung nghiệp vụ, công việc phù hợp với loại hình đào tạo.
4. Nâng cao tính chủ động của cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức, viên chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện trong toàn Ngành, có sự phân cấp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, ngạch viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển chung của Ngành và nhu cầu cần thiết của các nội dung nghiệp vụ, công việc phù hợp với loại hình đào tạo.
- Nâng cao tính chủ động của cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức, viên chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo chế độ nào?
Theo Điều 5 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức.
2. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, hội nhập quốc tế.
Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo chế độ sau:
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, hội nhập quốc tế.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 6 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Lý luận chính trị;
b) Quản lý hành chính nhà nước;
c) Đào tạo trình độ sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I trở lên;
d) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành;
đ) Tin học, ngoại ngữ.
2. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); mô hình và kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp; quản lý tài chính;
b) Hành chính công, dịch vụ công; hệ thống tổ chức và phát triển nguồn nhân lực;
c) Đào tạo trình độ sau đại học;
d) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
3. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác do Ban Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH và các đơn vị liên quan thực hiện theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung sau đây:
- Đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
+ Lý luận chính trị;
+ Quản lý hành chính nhà nước;
+ Đào tạo trình độ sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I trở lên;
+ Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành;
+ Tin học, ngoại ngữ.
- Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
+ Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mô hình và kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; quản lý tài chính;
+ Hành chính công, dịch vụ công; hệ thống tổ chức và phát triển nguồn nhân lực;
+ Đào tạo trình độ sau đại học;
+ Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác do Ban Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội và các đơn vị liên quan thực hiện theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?